Bệnh Sốt Rét

Ngọc Huỳnh

Bệnh Sốt Rét (West Nile Virus – WNV) là một loại bệnh truyền nhiễm chủ yếu từ muỗi sang người. Nầm bệnh là một loại vi trùng lây lan trong giới động vật như chim chóc, thú vật và ngay cả con người. Công nhân làm việc ngoài trời có nguy cơ bị nhiễm vi trùng sốt rét rất cao, đặc biệt trong thời tiết ấm áp (lúc muỗi thường xuất hiện). Sau đây là một vài kiến thức rất bổ ích về vi trùng sốt rét, mà qua đó công nhân và chủ nhân có thể dựa vào để lập kế sách phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc phải loại vi trùng này.

 

Triệu Chứng và Dấu Hiệu Khi Bị Vi Trùng Sốt Rét Xâm Nhập

Hầu hết các trường hợp, những ai bị nhiễm vi trùng WNV thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng tương tự như triệu chứng cảm cúm thông thường, gọi là chứng Sốt Rét. Những trường hợp Sốt Rét nhẹ thường chỉ kéo dài vài ngày và không gây ảnh hưởng lâu dài. Thời gian từ khi bị nhiễm đến khi bắt đầu có triệu chứng thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày. Dấu hiệu và triệu chứng Sốt Rét nhẹ gồm có nhức đầu, sốt, nhức mình, nổi bạch huyết (swollen lymph nodes), và/hoặc phát ban.

Theo bản tường trình của Trung Tâm Phòng Chống Bệnh Dịch (Center for Disease Control and Prevention – CDC), thì cứ 150 người bị nghiễm WNV, thì sẽ có một người bị sốt rét trầm trọng. Triệu chứng nặng có thể kéo dài đến vài tuần và có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến hệ thần kinh. Dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm vi trùng WNV trầm trọng (viêm não hoặc viêm màng não do sốt rét) gồm có nhức đầu, sốt nặng, khó xoay cổ, rối loạn (trong những trường hợp trầm trọng, hôn mê), run, co giật và bắp thịt yếu đuối (trong các trường hợp trầm trọng, tê liệt). Những ai có triệu chứng sốt rét trầm trọng, nên đi chữa trị tức khắc, vì bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

Công Nhân Bị Lây Nhiễm Dưới Hình Thức Nào?

Những khu vực ngập lụt có nước đọng hoặc nước tù, đặc biệt ở miền khí hậu ấm áp, là môi trường rất tốt cho muỗi sinh sản. Nếu ai bị muỗi có mang vi trùng sốt rét chích phải thì người đó sẽ mắc bệnh sốt rét.

Chủ Nhân Cần Làm Gì Để Giảm Nguy Cơ Lây Nhiễm?

Huỷ đi môi trường sinh sản của muỗi là cách hiệu quả nhất để giảm số lượng muỗi và giảm số lần bị muỗi chích. Muỗi đẻ trứng trong nước đọng, nước tù. Chủ nhân có công nhân làm việc gần khu vực có nước đọng nên:

– Thận trọng chú ý đến hoàn cảnh nơi làm việc, ví dụ, những nơi có thiết bị hoặc những nơi có nước ứ đọng, tích trữ.

– Khuyên công nhân nên kiểm tra nơi làm việc và, nếu có thể, lắp đi những nơi có nước đọng hoặc nước tù để phá huỷ môi trường sinh sản của muỗi.

– Giảm bớt hoặc triệt tiêu muỗi bằng cách huỷ đi nơi sinh sản của muỗi (ví dụ, nếu có thể, làm khô ráo cống rảnh, ống máng, hố mương, v.v. để làm khô đi nước ứ đọng hoặc nước tù).

– Khuyến khích công nhân tự bảo vệ lấy mình, tránh tiếp xúc trực tiếp với xác chim. CDC khuyên nên dùng găng tay hoặc bao nilon khi thu dọn xác chim.

Công Nhân Có Thể Làm Gì Để Tự Bảo Vệ Lấy Mình?

Không phải lúc nào cũng có thể phá huỷ môi trường sinh sản của muỗi. Công nhân có thể áp dụng vài kiến thức căn bản sau đây để giảm thiểu nguy cơ bị muỗi chích, và như thế, sẽ giảm đi nguy cơ mắc phải vi trùng sốt rét. Công nhân làm việc ngoài trời cần biết rằng thiết bị bảo hộ cá nhân và kỹ thuật phòng ngừa rất cần thiết để tránh bị muỗi chích. Công nhân nên:

– Bao phủ toàn thân càng nhiều càng tốt, và nếu có thể, nên mặc áo tay dài, quần dài và vớ. Mặc quần áo nhẹ, mỏng để tránh mắc bệnh do cao nhiệt.

– Xịt thuốc đuổi muỗi lên những phần nơi trên cơ thể không có quần áo bao phủ. Theo CDC, thuốc chống muỗi hiệu quả nhất phải có chất DEET (N, N-diethyl-m-toluamide or N, N-diethyl-3-methylbenzamide).

– Tránh dùng dầu thơm và nước hoa khi làm việc ngoài trời vào lúc cao điểm; lúc này muỗi rất linh động; muỗi rất dễ bị hấp dẫn đối với những ai sức dầu thơm và nước hoa.

– Chọn loại thuốc đuổi muỗi có công hiệu trong suốt thời gian bạn làm việc ngoài trời. Thuốc có càng nhiều DEET, thì sẽ có công hiệu càng lâu. Thời gian công hiệu từ 1 tiếng (4.75% DEET) đến 5 tiếng (23.8% DEET).

– Xịt thuốc chống muỗi phía bên ngoài quần áo, nơi muỗi có thể chích xuyên qua.

– Không nên xịt thuốc đuổi muỗi lên phần cơ thể nơi có quần áo che phủ.

– Đừng bao giờ xịt thuốc đuổi muỗi lên vết thương hoặc nơi da bị trầy sướt.

– Đừng xịt thuốc ở nơi bít bùng. Đừng xịt thuốc thẳng vào mặt. Trước tiên nên xịt lên tay và cẩn thận thoa lên mặt (đừng để thuốc dính vào mắt hoặc miệng).

– Sau khi kết thúc công việc, nên dùng nước và xà phòng để tẩy rửa đi thuốc chống muỗi khỏi cơ thể.

– Cẩn trọng hơn vào lúc xế chiều và sáng sớm, lúc mà muỗi rất linh động.

Tài Liệu Tham Khảo

Xin vào trang mạng CDC tại: www.dcd.gov/ncidod/dvbid/westnile/index.htm.
The U.S. EPA (tài liệu hướng dẫn dùng thuốc đuổi côn trùng): www.epa.gov/pesticides/factsheets/insectrp.htm hoặc trang mạng OSHA tại www.osha.gov/dts/shib/shib082903b.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsongmedia.com.]

 

Viết một bình luận