LHQ Kiểm Tra Việt Nam về Nhân Quyền

LHQ Kiểm Tra Việt Nam về Nhân Quyền: Phúc Trình của Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu

Mạch Sống, ngày 1 tháng 4, 2013

Tuần vừa qua, Hiệp Hội Các Giáo Dân Cồn Dầu đã nộp bản đóng góp ý kiến với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhằm chuẩn bị cho tiến trình Kiểm Tra Định Kỳ Toàn Diện đối với Việt Nam, sẽ diễn ra vào tháng 1 hay tháng 2 năm 2014.

Tháng 3 vừa qua tổ chức BPSOS đã gởi thông tin kèm với hướng dẫn về cơ hội cho người dân ở trong nước lên tiếng trực tiếp với Quốc Tế, qua thể thức kiểm tra này.

Bản góp ý kiến của Hiệp Hội Các Giáo Dân Cồn Dầu nhấn mạnh sự vi phạm quyền sở hữu tài sản, mà cụ thể là đất và nhà, đã và vẫn tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, và Giáo Xứ Cồn Dầu là trường hợp điển hình.

Bản góp ý cho thấy chính quyền Việt Nam hiện nay đã vi phạm chính luật đất của họ, vi phạm luật quốc tế về quyền sở hữu tài sản, vi phạm các thoả thuận quốc tế vì phá vỡ Hiệp Định Ba Lê khi xâm chiếm Việt Nam Cộng Hoà và cướp đoạt tài sản của người dân miền Nam, và xâm phạm tài sản của công dân các quốc gia khác với chính sách quốc hữu hoá đất và nhà của các người bỏ nước ra đi, vào những năm 1993-2003.

Ông Trần Thanh Tùng, người phối hợp và phát ngôn của Hiệp Hội Các Giáo Dân Cồn Dầu, cho biết rằng lên tiếng với LHQ là một phần của chiến dịch Cứu Cồn Dầu mà một số thân nhân ở Mỹ của giáo dân Cồn Dầu đã cùng với BPSOS khởi xướng vào tháng 7 năm 2010.

Sau đó nhóm thân nhân này đã thành lập Hiệp Hội Các Giáo Dân Cồn Dầu để tiến hành chiến dịch Cứu Cồn Dầu cho đến khi thành công.

Trong thời gian gần đây, hiệp hội này được bổ sung bởi ngày càng nhiều các giáo dân Cồn Dầu đã chạy thoát sang Thái Lan lánh nạn và nay vừa đến Hoa Kỳ định cư tị nạn.

BPSOS hiện có chương trình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp phiên dịch để tạo cơ hội cho các tổ chức trong nước soạn thảo và đệ nạp các bản góp ý với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, giải thích: “Đây là cơ hội để người dân trong nước trực tiếp gởi thông tin đến LHQ và tự giới thiệu mình với họ.”

Theo Ông, muốn có dân chủ, cán cân lực và thế phải nghiêng về người dân.

“Việc chính thức lên tiếng trong thể thức LHQ kiểm tra tình trạng nhân quyền của Việt Nam là một bước tạo thế cho người dân”, Ts. Thắng nhận định.

Ông Tùng cũng nhận định rằng vai trò của người Việt ở hải ngoại là quốc tế vận: “Chúng ta cần tạo cơ hội cho đồng bào trong nước lên tiếng trực tiếp với quốc tế.”

Ts. Thắng tiếp tục kêu gọi cộng đồng người Việt ở hải ngoại phổ biến thông tin về thể thức Kiểm Tra Định Kỳ Toàn Diện vào trong nước và lập ra các nhóm để giúp đồng bào góp ý trực tiếp với LHQ.

Bản góp ý với LHQ, viết bằng tiếng Anh, của Hiệp Hội Các Giáo Dân Cồn Dầu được cài đặt ở trang blog This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. để các tổ chức khác nghiên cứu.

BPSOS sẽ tiếp tục chuyển lên blog này các bản góp ý của những tổ chức khác.

Bài liên quan:

Để Dân Việt Lên Tiếng Với Quốc Tế
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2617

Viết một bình luận