Anh Đào
Biết không còn sống được lâu vì căn bệnh quái ác đã ở giai đoạn 4, chị Mầu chỉ đành phó thác cho bác sĩ. Giá được phát hiện sớm, mọi việc đã khác. “Sau khi mãn kinh 7-8 tháng, tôi thấy ra huyết, dù ít nhưng dai dẳng nên mới đi khám. Thường là ngồi lâu thấy thốn thốn ở bụng dưới, ai ngờ bị ung thư!” người phụ nữ buồn rầu kể lại.
Chị Vũ Thị Mầu, 53 tuổi, nhập viện 2 tuần trước, chị được chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa, di căn thận trái. Ổ bệnh không còn nằm khu trú, nên chữa trị bằng xạ trị và phẫu trị đều vô hiệu. Trước đó, bệnh nhân không biết gì về bệnh ung thư cổ tử cung, không đi khám phụ khoa sớm. Khi nhập viện, biết thì đã quá muộn.
Chị Phan Thị Xáo, 58 tuổi rất dễ nhận ra với mái đầu nham nhở tóc. Sau khi xạ 25 tia, chị đã điều trị hai toa hoá chất. “Di căn rồi nên nó chạy, nhức cả bả vai xuống tận nách. Ngày nhức nhiều hơn đêm”. “Uống thuốc vô ói nhưng phải ráng ăn thôi”, chị Xáo nói. Giọng chị buồn buồn: “Sau mãn kinh khoảng 6 tháng, một hôm tự nhiên ra cái ào hai cục huyết đỏ tươi, to bằng lòng bàn tay, sợ quá mới đi bác sĩ”.
Lý giải về giai đoạn bệnh, ung thư cổ tử cung có 4 giai đoạn:
Giai đoạn sớm (0): tiền ung thư, hoặc ung thư tại chỗ, chỉ khu trú ở cổ tử cung.
Giai đoạn từ 1B-2A: ung thư xâm lấn thân tử cung, âm đạo, hoặc toàn bộ vùng quanh tử cung.
Giai đoạn 2B-4A: ung thư ăn đến các cơ quan gần: bàng quang, trực tràng.
Cuối cùng, giai đoạn 4B: đã di căn xa như phổi, não, gan, xương.
Theo tiêu chuẩn Tổ Chức Y Tế Thế Giới, bước vào 1A đã là muộn để điều trị. Đáng tiếc, giai đoạn 0: tiền ung thư, số bệnh nhân tìm đến được bệnh viện kịp thời quá hiếm hoi. Trong khi lúc này, hiệu quả điều trị bằng phẫu, xạ trị đạt trên 95%. Bệnh nhân không cảnh giác vì triệu chứng mơ hồ, trong khi người Việt Nam không có thói quen đi khám phụ khoa để tầm soát. Đến khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường thì đã ở giai đoạn ung thư xâm lấn.
Bước vào giai đoạn bệnh nặng hơn là khi triệu chứng xuất hiện: xuất huyết âm đạo bất thường, khi đã mãn kinh, sau giao hợp, giữa hai kỳ kinh, hoặc rong kinh nhiều lần, lượng lớn. Giai đoạn này vẫn còn cơ may chữa khỏi đến 70-80%. Tỷ lệ chỉ còn 40-60% nếu bệnh nhân đến trễ hơn, với các triệu chứng đau nhức vùng chậu, hạ chi, phù nề, xạ và phẫu trị đã không còn hiệu quả. Giai đoạn cuối cùng, 4B, di căn xa thì hầu như không thể chữa khỏi, chỉ dùng hoá chất giảm sự tiến triển của bệnh. Hiện nay đa số bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn. Hoá trị cho trường hợp ung thư di căn xa, khoảng 40% số bệnh nhân ung thư cổ tử cung điều trị đã ở giai đoạn quá trễ, dưới 10% sống thêm 5 năm.
Thế nào là ung thư cổ tử cung? Ung thư cổ tử cung có những biểu hiện lâm sàng nào?
Ung thư cổ tử cung là khối u thường thấy ở phụ nữ, hay phát bệnh nhiều nhất ở độ tuổi 35 – 55 tuổi. Hiện vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung xuất phát từ đâu. Căn cứ vào một số tài liệu lâm sàng, có thể liên quan đến một số nhân tố khác sau:
1) Tảo hôn: Rất nhiều tài liệu thống kê đã chứng minh rằng, tuyệt đại đa số những người bị ung thư cổ tử cung đều là những phụ nữ đã lập gia đình, trong đó tỉ lệ phát bệnh ở những phụ nữ do tảo hôn, đẻ sớm, đẻ nhiều và đẻ quá dày lại khá cao. Điều này có thể có liên quan nhiều đến việc sinh hoạt tình dục quá nhiều cổ tử cung và những lần bị viêm nhiễm cổ tử cung ở những người đẻ sớm.
2) Rách cổ tử cung và loét trợt cổ tử cung: Việc cổ tử cung bị rách, bị nứt, nhất là những vết nặng, thường hay kèm theo viêm nhiễm, làm lớp biểu mô của cổ tử cung tăng sinh, thậm chí hình thành u thịt thừa mà chuyển thành ung thư.
3) Ảnh hưởng của việc đầu bao cao su bẩn: Đầu bao cao su bẩn cũng có tác động nhất định đối với việc phát bệnh ung thư: tỷ lệ phát bệnh ung thư ở những phụ nữ có chồng, sử dụng bao cao su quá dài, đầu bao cao su bẩn là khá cao.
4) Do nhiễm virus: Người ta đã tìm thấy virus trong ung thư cổ tử cung của một số người, chứng tỏ khả năng gây bệnh ung thư cổ tử cung có liên quan tới virus.
5) Các nguyên nhân khác: Thần kinh căng thẳng, u uất làm ảnh hưởng tới một số quá trình trao đổi chất nào đó mà biến thành ung thư. Việc không chú ý giữ gìn vệ sinh khi sinh hoạt tình dục, chẳng hạn như giao hợp khi đang hành kinh, sinh hoạt tình dục quá sớm sau khi đẻ, đều là những nhân tố có liên quan nhất định gây nên bệnh ung thư.
Những người mắc bệnh ung thư cổ tử cung phần lớn đều không cảm thấy có triệu chứng gì trong giai đoạn đầu. Khi kiểm tra sức khoẻ chung cho mọi người, quá nửa số người này mới được phát hiện. Thường hay thấy bạch đới (tức khí hư) ra nhiều, nhất là sau khi đã hết kinh. Vì vậy nếu thấy bạch đới ra nhiều lên, phải hết sức cảnh giác, định kỳ khám và làm xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung. Trong giai đoạn đầu mới bị bệnh, bạch đới trông giống như bạch đới bình thường, không có gì khác biệt. Nhưng cùng với sự phát triển của bệnh, bạch đới ra càng ngày càng nhiều, trông giống như nước vo gạo, có lúc còn lẫn ít máu. Nếu các tổ chức ung thư bị hoại tử thì bạch đới có mùi thối khẳn.
Song song với việc bạch đới ra càng ngày càng nhiều, triệu chứng đầu tiên của bệnh này là âm đạo ra máu, lúc đầu thường ra máu khi có sự tiếp xúc với âm đạo (ví dụ: vợ chồng sinh hoạt tình dục với nhau, táo bón phải rặn, khám phụ khoa) lượng máu ra khá ít, thời gian cách quãng khá lâu. Khi bệnh tiến triển hơn, máu lại ra tiếp, số lần ra máu tăng lên, có trường hợp vì thế mà thành thiếu máu mạn tính. Đến giai đoạn cuối, máu ra nhiều hơn, có lúc còn làm cho bị hôn mê và bị sốc choáng. Ở những bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn cuối, do khối u to lên ăn vào đến thành xương chậu và gần vào dây thần kinh, thường bị cơn đau liên tục ở vùng xương ống và xương cùng. Nếu khối u đè vào mạch máu của khung chậu, máu về không lưu thông được, sẽ làm cho chi dưới bị phù và đau đớn. Nếu khối u đè vào ống dẫn nước tiểu, sẽ làm cho bể thận hoặc ống dẫn nước tiểu tích nước tiểu lại, ống dẫn nước tiểu bị co giật, có thể gây ra những cơn đau bụng bị co giật ghê gớm. Do tế bào ung thư ăn lan ra các nơi nên còn gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như: đi tiểu tiện liên tục, niệu cấp, đau quặn trực tràng. Do bị đau đớn và ra máu lâu dài, những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối thường gày tọp, đuối sức, ăn uống sút kém, đó chính là “cái chất của bệnh ác tính”.
Phòng chữa bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?
Việc không lập gia đình sớm, khi sinh đẻ có kế hoạch, tránh để rách cổ tử cung và bị loét trợt, chú ý giữ vệ sinh tình dục đều là những biện pháp có ý nghĩa tích cực đối với việc phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung. Không những thời gian ủ bệnh của căn bệnh này khá dài mà quá trình tiến triển của bệnh sau khi đã hình thành tế bào ung thư cũng diễn ra chậm chạp. Nếu sớm phát hiện, kịp thời đều có thể chữa khỏi. Cho nên những phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, phải thường xuyên kiểm tra theo định kỳ và quan trọng nhất là phải xét nghiệm sinh thiết tế bào cổ tử cung.
Các phương pháp chữa bệnh ung thư cổ tử cung gồm: điều trị bằng tia phóng xạ, phẫu thuật cắt bỏ, điều trị bằng chất hoá học và bằng thuốc Đông y. Việc chữa bệnh bằng thuốc gì, cách gì, phải do bác sĩ sau khi khám xét, chẩn đoán rồi mới xác định. Nếu cổ tử cung và âm đạo của bệnh nhân chưa bị nặng, bị teo tóp, bị hẹp, sự tiến triển của khối u tử cung vẫn giới hạn khoang chậu thì có thể điều trị bằng phóng xạ. Khi ung thư mới ở giai đoạn đầu, ung thư chưa bị di căn và ung thư cổ tử cung độ I thì có thể làm phẫu thuật bóc tách. Việc điều trị bằng chất hoá học, có thể áp dụng cho ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối hoặc kết hợp phẫu thuật, và chiếu tia phóng xạ nhưng cách chữa này hiện vẫn còn đang thăm dò. Việc chữa ung thư bằng thuốc Đông y, đang có hiệu quả nhất định đối với điều trị ung thư ở giai đoạn cuối và điều trị các phản ứng xuất hiện sau khi đã phẫu thuật đã chiếu tia phóng xạ, đã điều trị hoá chất đối với các tế bào ung thư.
(Sources: Geneva Foundation for Medical Education and Research)