Ngày hôm nay, DB Cao Quang Ánh phát biểu đầu ngày ở Hạ Viện về tình trạng đàn áp đang tiếp diễn đối với xứ đạo Cồn Dầu, Đà Nẵng.
“Hồi đầu năm nay chính quyền địa phương ở Cồn Dầu, Việt Nam, công bố sự phá hủy nhà và đất của dân để dọn chỗ thành lập một khu du lịch. Không có kế hoạch bồi thường hoặc chuyển địa điểm thỏa đáng được đưa ra. Đồng thời, chính phủ ra lệnh cấm chôn cất trong nghĩa trang của xứ Cồn Dầu nhà thờ địa phương, trong đó, hơn một trăm năm nay, đã từng là nơi chôn cất của làng, mà chính phủ đã công nhận là di tích lịch sử.”
“Hồi đầu năm nay chính quyền địa phương ở Cồn Dầu, Việt Nam, công bố sự phá hủy nhà và đất của dân để dọn chỗ thành lập một khu du lịch. Không có kế hoạch bồi thường hoặc chuyển địa điểm thỏa đáng được đưa ra. Đồng thời, chính phủ ra lệnh cấm chôn cất trong nghĩa trang của xứ Cồn Dầu nhà thờ địa phương, trong đó, hơn một trăm năm nay, đã từng là nơi chôn cất của làng, mà chính phủ đã công nhận là di tích lịch sử.”
Dân Biểu cũng đan cử các thí dụ khác về sự vi phạm trắng trợn của chính phủ Việt Nam. “Vào Ngày 4 Tháng 5 Năm 2010,” ông nói, “cảnh sát Đà Nẵng can thiệp vào tang lễ của bà Mary Đặng Thị Tân, ngăn chặn không cho chôn cất tại nghĩa trang, và đánh đập tàn nhẫn 59 người trong nhóm dự đám tang. Khi ông Nguyễn Năm, 43 tuổi, từ chối không làm chứng gian cho chính quyền về đám dự tang, ông đã bị cảnh sát đánh đập và qua đời tại nhà của ông sau đó.”
Ông Ánh nói, “Như những vụ khác, chuyện này cho thấy Chính phủ Việt Nam không hề tôn trọng nhân quyền. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, họ bào chữa và bảo vệ những người đã có hành vi dã man này.”
Dân Biểu tuyên bố, “Nếu quốc gia của chúng ta là được công nhận là ánh sáng dân chủ và ủng hộ nhân quyền, chúng ta phải đòi hỏi tương tự từ những quốc gia hợp tác với chúng ta. Điều đã xảy ra với ông Nguyễn Năm là một vi phạm trắng trợn và cần được đáp ứng với sự lên án từ chính phủ của chúng ta và từ tập thể cao quý này.”
Đồng thời DB Tiểu Bang California Trần Thái Văn gởi văn thư cho Ngoại Trưởng Hillary Clinton và Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam Michael Michalak để yêu cầu can thiệp cho người dân ở xứ đạo này.
“Tôi yêu cầu qúy vị trả lời nhanh chóng với những hành động cụ thể nhằm cải thiện nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, … kêu gọi thả họ ngay tức khắc các người dân theo đạo Công giáo hiện đang bị cầm tù và chấm dứt việc tịch thu tài sản của giáo hội để tạo lợi nhuận qua dịch vụ du lịch,” DB Trần Thái Văn viết cho Bà Ngoại Trưởng Clinton và Đại sứ Michalak.
Ngay sau đó hai vị dân cử Mỹ gốc Việt này đã cùng với Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, họp với Ông Lê Thanh Ân, vị tân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ sắp lên đường nhậm chức ở Sàigòn.
“Chúng tôi yêu cầu Ông Tổng Lãnh Sự điều tra những hành động bắt bớ, đánh đập, tra tấn, giam cầm và gây thiệt mạng của công an Việt Nam,” Ts. Thắng cho biết.
Theo Ông, chính quyền Hoa Kỳ phải tìm hiểu và can thiệp vì vụ đàn áp này đã ảnh hưởng đến quyền lợi của những công dân Hoa Kỳ gốc Việt.
Cùng ngày DB Christopher Smith đưa vào Hạ Viện nghị quyết lên án sự đàn áp đẫm máu của Uỷ Ban Nhân Dân Đà Nẵng và lực lượng công an đối với những người dân tay không tấc sắt.
Nghị quyết này kêu gọi Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có những can thiệp cụ thể.
Theo Ts. Thắng giải thích, nếu được thông qua thì nghị quyết này sẽ là một áp lực để Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói chung phải bày tỏ thái độ trước hành động đàn áp thô bạo của chính quyền đối với 400 hộ giáo dân Cồn Dầu. Cho đến nay, Đại Sứ Michalak xem đây là một vụ tranh chấp đất đai và thoái thác can thiệp vào vấn đề nội bộ của Việt Nam.
Hai vị dân cử Mỹ gốc Việt khác cũng tham gia cuộc vận động này là DB Tiểu Bang HubertVõ ở Houston và Uỷ Viên đắc cử Hội Đồng Quận Andy Nguyễn Xuân Hùng ở Tarrant County, Texas.
“Tôi thật sự phẫn nộ trước sự đàn áp bất công và phi pháp mà chính quyền Việt Nam đang tiến hành đối với những công dân tại Cồn Dầu. Mức độ tham nhũng và vi phạm về nhân quyền đến thế này thì không thể nào chấp nhận được trong bối cảnh hòa nhập kinh tế toàn cầu hiện nay… Tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ chúng ta cũng như cộng đồng lương tâm toàn thế giới lên tiếng chống lại những hành động man rợ này.” Ủy Viên đắc cử Nguyễn Xuân Hùng phát biểu.
Để chuẩn bị cho một chiến dịch rộng lớn nhằm đẩy lùi cuộc đàn áp của chính quyền đối với xứ đạo Cồn Dầu, BPSOS đã thành lập toán đặc nhiệm. Toán đặc nhiệm này đang phối hợp với cả bốn vị dân cử kể trên để phát động chiến dịch này ở toàn quốc Hoa Kỳ và trên thế giới.
“Đây là thời gian thuận tiện để cộng đồng người Việt ở mỗi địa phương vận động dân biểu của mình ủng hộ cho nghị quyết mà DB Christopher Smith vừa đưa ra,” Ts. Thắng giải thích.
Kể từ tuần tới, Quốc Hội sẽ bãi khoá trong một tháng rưỡi và các vị dân cử liên bang sẽ có mặt thường xuyên ở vùng cử tri. Theo Ts. Thắng, các cộng đồng ở từng địa phương nên tổ chức phái đoàn tiếp xúc với họ để trình bày vấn đề và kêu gọi sự ủng hộ.
Cả bốn vị dân cử gốc Việt kể trên cùng phối hợp hành động qua cơ cấu Hội Đồng Dân Cử Mỹ Gốc Việt.
BPSOS đã mở trang mạng “Cứu Cồn Dầu” để điều động chiến dịch vận động Hoa Kỳ và quốc tế nhằm bảo vệ nhân quyền cho 1.500 giáo dân Cồn Dầu tại http://www.bpsos.org/en/save-condau.
Đọc thêm
Dân Cử Mỹ Gốc Việt Lên Tiếng Về Cồn Dầu
Thành Lập Toán Đặc Nhiệm về Cồn Dầu
Hãy Nghĩ Đến Cồn Dầu
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsongmedia.com.]