Khi cây súng giả và nỏ bắn cá trở thành công cụ tuyên truyền

Hải Di Nguyễn

Ngày 30/11/2023 vừa qua, khi ở Geneva, Thụy Sỹ đang diễn ra phiên rà soát nhà nước Việt Nam về vấn đề kỳ thị chủng tộc, anh Y Quynh Buondap, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý, bị báo chí Việt Nam đưa tin là đang bị truy nã cùng năm người Thượng khác.

Theo VnExpress, họ “bị cáo buộc liên quan vụ nổ súng, tấn công trụ sở UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu (huyện Cư Kuin) vào rạng sáng 11/6, sát hại Bí thư xã Ea Ktur, Chủ tịch xã Ea Tiêu, 4 công an và 3 người dân; làm hai công an và nhiều người khác bị thương.”

Cùng ngày, trang Facebook Krông Pắc Quê Tôi cũng đưa tin này cùng với sáu lệnh truy nã và hình ảnh anh Y Quynh Buondap và một người đàn ông khác cầm cái nhìn như khẩu súng.

(Chúng tôi đã làm mờ các thông tin cá nhân). 

 

Thực tế là gì?

Ngay sau khi vụ xả súng ngày 11/6 xảy ra, tổ chức Người Thượng vì Công lý đã ra thông cáo báo chí, khẳng định mình “không liên quan đến sự kiện bạo lực ở Tây Nguyên.”

Khi được phỏng vấn trong tháng 7/2023 về ảnh hưởng của vụ xả súng đến người Thượng Tây Nguyên, anh Y Quynh Buondap nói “chúng tôi không liên quan đến bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào xúi giục, thúc đẩy, âm mưu hoặc tiếp tay cho việc sử dụng bạo lực vì bất kỳ mục đích gì”, và anh tiếp tục khẳng định mình không liên quan và không ủng hộ hành vi bạo lực, trong phỏng vấn ngày 29/11, trước phiên rà soát nhà nước Việt Nam.

Anh nói “Khoảng 10 người bạn đi chơi Bangkok. Chúng tôi lấy khẩu súng nhựa, bắn đạn nhựa… Một lần bắn thì mất 200 baht… Sau đó chúng tôi cũng chụp hình chơi. Khi đó chưa xảy ra vụ khủng bố. Hôm đó là 28/10/2022. Tôi có đăng [hình], sau đó tôi cũng xóa nhưng tôi không biết là Nhà nước Việt Nam lấy hình này để ghìm tôi vào việc tham gia vào khủng bố. Rất là vô lý.”

Anh khẳng định “Từ nhỏ [tới giờ] mình chưa bao giờ cầm súng thật”, và nói thêm “họ cứ đăng như vậy và làm người khác không hiểu chuyện, cứ nghĩ mình tham gia vụ khủng bố.”

Anh Y Quynh Buondap gần đây cũng đã trở lại quầy bán súng giả đó ở Khaosan, Bangkok và quay video các khẩu súng nhựa—chúng tôi đã kiểm chứng.

5b98797e 5f0f 4f2c a4ad caa9868948ef

f91b89c7 57ea 4b3d 9a66 48e64663f966

Hình ảnh gần đây khi anh Y Quynh Buondap quay lại chính quầy bắn súng giả đó. 

Screenshot 2023 12 14 112539

Ảnh chụp từ đoạn video: cho thấy cùng địa điểm với tấm hình trang Krông Pắc Quê Tôi đăng lên, và cho thấy xung quanh là các quầy dịch vụ, giải trí khác. 

Screenshot 2023 12 14 113300

Ảnh chụp từ đoạn video: có thể thấy đó là súng đồ chơi.

Trong khi đó, chúng tôi cho tới nay chưa thấy bằng chứng từ nhà nước Việt Nam rằng anh Y Quynh Buondap có liên quan đến vụ xả súng ngày 11/6/2023.

 

Súng?

Ngoài bức hình anh Y Quynh Buondap cầm súng đồ chơi, trong bài viết của trang Krông Pắc Quê Tôi cũng có hình anh Y Bhiông Hdrue cầm một cái nhìn như khẩu súng, dù anh không phải là một trong sáu người đang bị Việt Nam truy nã.  

Theo lời anh Y Quynh Buondap, anh Y Bhiông Hdrue cho biết đó là cái nỏ bắn cá người Thái Lan thường sử dụng. Anh Y Bhiông cũng quay thêm video cho thấy rõ đó là dụng cụ bắt cá, với dây cao su và mũi tên ở phía đầu—chúng tôi đã kiểm chứng.

03a4b70e 5254 4f8e a331 8f4e11ae496e

Anh Y Bhiông Hdrue cầm cùng cái nỏ bắn cá trong bức hình Krông Pắc Quê Tôi đã đăng. 

chup man hinh no ban ca

Ảnh chụp từ đoạn video.

 

Trang Krông Pắc Quê Tôi là của ai?

Trang Facebook Krông Pắc Quê Tôi tự giới thiệu là “thông tin về hoạt động kinh tế xã hội của huyện krông pak”, và mở đầu bài viết trên với dòng chữ “Nhân dân Việt Nam đề nghị dẫn độ 06 đối tượng FULRO lưu vong chỉ đạo tấn công khủng bố ngày 11/6.”

Tuy nhiên, anh Y Quynh Buondap nói “Tôi nghĩ đó là do chính công an lập ra, cho dù mình không có bằng chứng” vì đa phần các bài viết là tin tức, quan điểm của công an. Trang Facebook này cũng thường xuyên dùng dấu gạch chéo màu đỏ, tương tự cách truyền thông nhà nước (như VTV) thường làm, với các trang báo độc lập, nhà hoạt động nhân quyền, và tổ chức XHDS…

Anh cũng cho biết, thông tin anh bị truy nã đã xuất hiện trên trang Facebook này từ ngày 29/11, kèm với bức hình lệnh truy nã, trong khi những tờ báo chính thống như Báo Điện tử Chính phủ, Báo Hà Tĩnh, VnExpress… đưa tin vào ngày 30/11 và không có hình lệnh truy nã.

krong pac que toi lenh truy na

(Chúng tôi đã làm mờ thông tin cá nhân). 

y quynh bao chinh phu

y quynh bao ha tinh

y quynh vnexpress

Dù là do công an huyện Krông Pắc lập ra hay do “người dân tự phát”, trang Facebook Krông Pắc Quê Tôi cũng sử dụng hình ảnh súng nhựa đồ chơi và nỏ bắn cá để tuyên truyền, vu khống, và gán ghép những cá nhân trên vào tội khủng bố.

“Người dân sẽ hiểu khác về mình. Dư luận theo dõi các trang mạng, họ không hiểu vấn đề, có thể họ cho rằng mình là người khủng bố.”

Anh Y Quynh Buondap lần nữa khẳng định không liên quan cũng không ủng hộ vụ xả súng ngày 11/6 tại Đắk Lắk.

Viết một bình luận