Chính phủ Việt Nam vẫn dung túng nạn buôn người

Mạch Sống, ngày 19 tháng 11, 2022

http://machsongmedia.com

Việt Nam Thời Báo hợp tác với chương trình CAMSA (Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu) của BPSOS nhằm cung cấp thông tin về phòng, chống buôn người cho người dân trong nước. Họ sẽ biết cách đề phòng để không trở thành nạn nhân, và nếu là nạn nhân thì biết cách cầu cứu đúng nơi, đúng cách.

(VNTB) – Để VN thoát khỏi hạng 3 về nạn buôn người, chính phủ VN cần hỗ trợ tài chánh, đáp ứng nhu cầu sống của bà La trong lúc dưỡng bệnh, dưỡng thương khi chưa có việc làm như chính phủ và công ty XK người lao động đã hứa và quan trọng phải điều tra, buộc những người đã quỵt lương, hành hạ bà trong thời gian lao động tại Ả Rập Xê Ut. Nếu không quyết tâm ngăn chặn nạn buôn người Việt Nam sẽ tiếp tục bị lên án nặng nề.

Tháng 7 năm nay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố Việt Nam bị liệt vào Hạng 3, nghĩa là hạng tệ hại nhất về tình trạng buôn người trên thế giới.

Trường hợp mới nhất về bà Mùa Thị La, người đi xuất khẩu lao động cho thấy VN vẫn cố tình dung túng tình trạng buôn người.

 

 

Báo cáo tóm tắt của tổ chức BPSOS-CAMSA trụ sở tại Hoa Kỳ, bà Mùa Thị La, một bà mẹ đơn thân người dân tộc Mông đi xuất khẩu lao động bị sống lang thang ở Ả Rập Saudi gần 2 năm và chuyển đến 4 người chủ nhà liên tiếp trước khi đến nơi tạm trú, trung tâm SAKAN, thành phố Jeddah. Trong khi làm giúp việc gia đình, bà đã bị đánh đập, quấy rối tình dục, buộc phả

i làm việc quá nhiều giờ, và nếu không thì bị ngược đãi thậm tệ. Khi về Việt Nam, bà không được chính quyền VN và công ty đưa bà đi xuất khẩu giúp đỡ.

Bà Mùa Thị La, mẹ đơn thân người Mông, cư trú tại Bản Quá Măng, Xã Sí Vàng, Huyện Bác Yên, Tỉnh Sơn La, Việt Nam. Bà mù chữ, không thể đọc hoặc viết chữ Việt, và cũng chỉ biết nói tiếng dân tộc Mông.

Bà được công ty lao động xuất khẩu VINAGIMEX tuyển dụng. Ngày 21/01/2019 bà sang Ả Rập Saudi theo hợp đồng lao động có thời hạn 02 năm. Người môi giới bà và công ty xuất khẩu lao động tên Lầu A Vảng đến bản của bà La vào tháng 10/2018, hứa hẹn cho bà một công việc tốt với mức lương hậu hĩnh. VINAGIMEX đã lo tất cả các giấy tờ và mua vé máy bay. Bố mẹ bà nhận được số ứng trước là 5 triệu đồng (225 đô la Mỹ).

Khi bà đến Ả Rập Xê Ut, người chủ đầu tiên đã ngược đãi, đánh đập, cho ăn rất ít và buộc bà phải làm việc 22 giờ một ngày. Người chủ tịch thu điện thoại di động của bà khiến bà không thể gọi về nhà hoặc bất cứ ai để được giúp đỡ. Mỗi lần đòi tiền lương hàng tháng, bà đều bị chủ hành hung. Đôi khi, chủ nhân bóp cổ và dìm đầu bà xuống nước. Bà bị đánh đập khi không thể mang những vật nặng quá sức. Bà bị bà chủ nhà dùng kéo đâm bị thương. Có lần bà bị đánh bầm tím trên người, trên đầu và bị ngất đi.

Lần khác bà bị giam trong nhà vệ sinh suốt 20 ngày không có gì để ăn, những ngày cuối thời gian bị nhốt bà không thể đứng dậy. Người giúp việc tạt nước vào người bà, kéo dậy và cho bà ăn hai ổ bánh mì. Bà Mùa Thị La bị đối xử khắc nghiệt, đánh đập và tra tấn liên tục như vậy 6 tháng, bà phải trốn đi và đến đồn cảnh sát.

Bà chủ của bà La đã ba lần cố gắng yêu cầu đồn cảnh sát trả lại bà La, nhưng bà La không chịu rời đồn. Sau đó, cảnh sát đưa bà La đến nhà chủ để lấy đồ đạc của bà. Bà chủ nhà bất ngờ nhốt bà La vào trong, rồi ra ngoài lớn tiếng cự cãi với cảnh sát. Một lúc sau cảnh sát ra về. Người chủ nhà nhốt và đánh đập bà La như trước. Cuối cùng, bà La trốn thoát được. Người chủ đã giữ tất cả đồ đạc tài sản và giấy tờ tùy thân mười tháng lương của bà La.

Bà La lang thang trên đường phố và nhịn đói nhiều ngày cho đến lúc tình cờ gặp một người đàn ông đưa bà về nhà. Bà La đã làm việc không công cho mẹ của người đàn ông này trong 5 tháng. Một người con trai khác của chủ sau đó đưa bà La ra sân bay và đưa tiền để bà mua vé máy bay về Việt Nam, tuy nhiên, vì không có giấy tờ tùy thân bà không thể mua vé. Bà ở lại khu ăn uống của sân bay ba ngày thì gặp một người đàn ông Ả Rập Xê Út đang đón công nhân nhập cư từ các nước khác. Người đàn ông này đã đưa bà La đến đồn cảnh sát. Bà xin được trở về VN, nhưng cảnh sát không giúp được vì bà không có giấy tờ tùy thân.

Sau đó xảy ra chuyện anh trai của một trong những sĩ quan cảnh sát đã đến đồn cảnh sát. Ông này làm việc ở sân bay và nhớ lại đã nhìn thấy bà La ở khu ăn uống trong sân bay. Ông này đưa bà về nhà làm cho gia đình. Sau năm tháng làm việc không lương, bà La được yêu cầu nghỉ việc. Người chủ này cũng đã mượn bà La 200 Rial mà không trả lại.

Bà La một lần nữa trở thành người vô gia cư, lang thang trên đường phố. Bà vào một cửa hàng và xin dùng internet để gọi cho người môi giới tại Việt Nam, ông Lẩu A Vàng. Ông Vàng bảo bà gọi cho một ông tên Khánh nào đó. Ông Lẩu A Vàng cũng nói với bà La rằng đại sứ quán Việt Nam sẽ tìm cho bà một công việc. Chẳng bao lâu sau, một phụ nữ Ả Rập Xê Út quen biết với người ở đại sứ quán Việt Nam đã đưa bà La về nhà làm việc với mức lương 1000 Rial mỗi tháng như bà La đề nghị. Người chủ mới không ngược đãi bà La và trả tiền tháng đầu tiên cho bà; phần còn lại được trả khi bà La rời đi.

Với sự giúp đỡ của nhóm chuyên gia pháp lý của BPSOS, vào ngày 29 tháng 9, một người chú của bà La ở VN đã gửi yêu cầu tới các tổ chức sau, yêu cầu La được hồi hương:

Bộ Công An (MPS)

Công an TP. Hà Nội, Cục Quản lý lao động xuất khẩu;

Bộ Ngoại giao (MOFA)

Công ty tuyển dụng VINAGIMEX

Bộ công an Việt Nam đã từ chối việc chuyển yêu cầu với lý do rằng hồ sơ không được gửi đến một cơ quan hoặc văn phòng cụ thể; trên thực tế, yêu cầu hồi hương đã được gửi đến đơn vị điều tra của bộ công an. Ba nơi khác là Cục quản lý lao động xuất khẩu thuộc CA TP Hà Nội, bô ngoại giao, và công ty tuyển mộ VINAGIMEX đã không trả lời và không đơn vị nào liên lạc với bà La ở Ả Rập Saudi hoặc gia đình bà ở Việt Nam.

Ngày 30 tháng 9, một nhân viên nói tiếng Ả Rập của BPSOS đã nói chuyện với chủ của bà La. Nhân viên sẵn sàng đưa bà La đến Trung tâm trục xuất SAKAN. Tuy nhiên, do nhân viên này ở Jeddah, ông ta không thể trực tiếp đưa bà ấy đến Riyadh. Bà La không có giấy tờ tùy thân nên việc đi một mình sẽ không an toàn. Bà vẫn phải tiếp tục ở với người chủ thứ tư này.

Ngày 15 tháng 10, người chủ đột ngột đuổi bà. Ông ta đưa cho bà một ít tiền mặt. Bà gọi taxi đưa đến cơ quan lãnh sự Việt Nam ở Jeddah. Hôm đó là một ngày lễ, văn phòng này đã đóng cửa. Văn phòng IOM tại Qatar đã cố gắng liên hệ với một số tổ chức phi chính phủ địa phương để giúp đỡ bà La, nhưng tất cả đều đóng cửa. Một thành viên BPSOS ở Thái Lan yêu cầu tài xế taxi đưa bà La đến đồn cảnh sát gần nhất. Sau đó văn phòng BPSOS mất kết nối với bà.

Nhận được tin từ IOM, cảnh sát quốc gia Ả-rập Xê-út đã thông báo cho tất cả các đồn cảnh sát ở Jeddah để tìm kiếm bà La. Vài giờ sau, một đồn cảnh sát đã thông báo cho cảnh sát quốc gia về việc họ đã nhận dạng được bà. Sau đó, BPSOS lại mất liên lạc với bà ấy. Người thân của bà ở Việt Nam cũng không liên lạc được với bà.

Ngày 16/12, bà La gọi điện về nhà thông báo với người thân rằng sau hơn 2 tháng tạm trú tại đồn công an địa phương, bà được đưa cùng nhóm lao động nhập cư từ Philippines đến một nơi tạm trú tại địa phương. Quần áo và điện thoại di động của bà đã được cảnh sát trả lại.

Bà La đã yêu cầu được giúp đỡ để nhận lại đầy đủ tiền lương cho công việc của bà, được đền bù cho sự ngược đãi mà bà ấy phải chịu, và được trở về nhà với đứa 2 con trai 3 và 5 tuổi và cha mẹ.

Chú của bà La ở Việt Nam, ông Mùa A Chờ, đã gửi đơn kiến ​​nghị tới Bộ Ngoại giao, Công an Việt Nam và VINAGIMEX, nhờ họ giúp đưa bà về Việt Nam. Ngày 23 tháng 12, ông nhận được một bản sao văn bản của VINAGIMEX gửi Cục Quản lý Lao động Nước ngoài về cơ bản đổ lỗi cho bà La bỏ người chủ đầu tiên trước khi hợp đồng lao động kết thúc, đổ lỗi cho cha bà ở Việt Nam không hợp tác và lập luận rằng họ không thể giúp bà La hồi hương vì không biết tung tích ở đâu.

Ngày 14/2/2022, chú của bà La gửi đơn thứ ba đề nghị Đại sứ quán Việt Nam giúp lấy lại hộ chiếu của bà từ người chủ đầu tiên hoặc cấp hộ chiếu mới để bà có thể hồi hương. Kiến nghị của ông vẫn không được trả lời.

Sau 6 tháng bị giữ ở trung tâm tạm trú tại địa phương, bà La bị chuyển về SAKAN bà bị giữ thêm 6 tháng nữa, lý do công ty VINAGIMEX lưu bà tại trại giam vì muốn đòi 10 tháng lương của bà bị chủ quỵt nợ. Công ty này không biết thời gian nào họ sẽ đòi được, nên họ cứ cố giữ cho đến lúc họ có thể lấy lại tiền. Tổ chức BPSOS phản đối việc giữ bà La vì cho rằng như thế là hành hạ bà La. Đúng lẽ ra, công ty này phải tự trích quỹ trả tiền cho bà La. Chuyện đòi tiền bị quỵt lương tháng, công ty này phải có trách nhiệm. Đòi được hay không là chuyện của họ, Công ty phải trả 10 tháng lương bà bị quỵt và đưa bà La hồi hương theo yêu cầu của bà, không thể để cho nạn nhân ‘lãnh đủ’ được. Họ sợ không đòi được tiền nên họ ép nạn nhân phải ở lại. Để chận âm mưu của công ty VINVGEMEX, tổ chức BPSOS xin IOM tài trợ vé cho bà về VN. Chính phủ Ả Rập thuận cho bà La hồi hương, Tòa Đại sứ VN bằng lòng cấp lại hộ chiếu cho bà La vì khi bà chạy trốn khỏi người chủ thứ nhất, bà La không mang được giấy tờ tùy thân. Cuối cùng nhân viên tòa đại sứ VN đã đến, trao vé máy bay và đưa bà La ra phi trường về VN.

Sự tắc trách của chính quyền VN và của công ty đưa người xuất khẩu VINAGIMEX không chỉ ngưng ở đó. Khi bà La về đến Nội Bài, bà đã bị bỏ rơi, không được nhân viên chính quyền hay công ty trách nhiệm đón, hướng dẫn, giúp đỡ, bà phải tự đón taxi về bến xe Mỹ Đình và bị người tài xế taxi bất lương lừa gạt, tính tiền rất cao, lấy hết 2 triệu. Sạch tiền túi.

Tất cả những việc xảy ra cho bà La tại Ả Rập Xê út đều không được chính phủ VN và công ty XKLĐ VINAGIMEX lưu tâm, giải quyết cho đến khi tổ chức BPSOS tích cực can thiệp và bà La về đến VN.

Để VN thoát khỏi hạng 3 về nạn buôn người, chính phủ VN cần hỗ trợ tài chánh, đáp ứng nhu cầu sống của bà La trong lúc dưỡng bệnh, dưỡng thương chưa có việc làm như chính phủ và công ty XK người lao động đã hứa và quan trọng phải điều tra, buộc những người đã quỵt lương, hành hạ bà trong thời gian lao động tại Ả Rập Xê Ut. Nếu không quyết tâm ngăn chăn nạn buôn người Việt Nam sẽ tiếp tục bị lên án nặng nề.

 

 

Viết một bình luận