[Khoá đào tạo 12 tháng] Cấp 2, Bài 1 – Dẫn Nhập: Tổ Chức và Lãnh Đạo

Ts. Nguyễn Đình Thắng

http://machsongmedia.com

Cấp 1 – Tìm Giải Pháp khép lại với Chương Trình Hành Động cho một nhóm người cùng chung tay thực hiện, mỗi người một chức năng cụ thể, đặc thù, nhưng không riêng rẽ. Để thực hiện chương trình hành động, mọi người trong nhóm phải phối hợp và bổ trợ lẫn nhau một cách nhịp nhàng, đồng bộ. Nói cách khác, hoạt động của họ mang tính tổ chức. Tính tổ chức càng cao thì hiệu năng càng tăng. Xem giáo trình Cấp 1: https://dvov.org/wp-content/uploads/2022/01/Dao-tao-Lanh-Dao-Tim-Giai-Phap-Jan-2022.pdf

Ở Cấp 2 này, chúng ta học cách xây dựng một tổ chức làm phương tiện cho nhóm người ấy chung sức thực hiện những công tác thuộc chương trình hành động chung, triển khai những kế hoạch chung và theo đuổi những sách lược chung để đạt các mục tiêu nhất định trong đoản kỳ, trung kỳ và trường kỳ.

Ở đây, tổ chức được hiểu là một nhóm người hoạt động mang tính tổ chức. Họ không nhất thiết thành lập tổ chức có tên, có giấy phép hoạt động chính thức. Thật vậy, nhìn quanh chúng ta sẽ thấy không ít các tổ chức có tên, có giấy phép đấy nhưng tính tổ chức rất thấp.

Lãnh đạo trong bối cảnh tổ chức

Khi một nhóm người cùng bắt tay thực hiện một chương trình hành động chung thì cùng lúc nhiều người có thể cùng lãnh đạo, mỗi người lãnh đạo trong phạm vi chức năng sở trường của mình. Chúng ta có thể hình dung một đoàn người tiến bước từ A là hiện trạng đến B là mục đích. Đoàn người ấy chia ra thành nhiều toán, mỗi toán một chức năng như mở đường, dựng lều, nấu ăn, phòng vệ… Mỗi toán lại có một người lãnh đạo. Một người có thể là lãnh đạo trong toán này, đồng thời tham gia và hỗ trợ người lãnh đạo trong một toán khác.

Hiểu như kể trên, lãnh đạo không là lãnh tụ. Lãnh tụ là vị thế kèm với tước hiệu tối cao, vĩnh cửu. Lãnh đạo là chức năng trên một chặng của lộ trình từ A đến B. Trên mỗi chặng đường, vào mỗi giai đoạn thường cần nhiều người khác nhau nắm vai trò lãnh đạo. Sang một chặng đường mới, vai trò lãnh đạo có thể được hoán đổi giữa các thành viên trong đoàn người. Chúng ta sẽ bàn sâu thêm về điểm này trong nội dung Cấp 2.

Các cung cách lãnh đạo

Trong bối cảnh hoạt động mang tính tổ chức, có nhiều cung cách lãnh đạo khác nhau, chẳng hạn:

  • Lãnh đạo viễn kiến đề ra các sách lược lớn để đạt mục đích và giữ cho mọi người không rời mắt khỏi viễn kiến.
  • Lãnh đạo chuyên gia hoàn thành trọng trách trong lãnh vực sở trường để đạt các mục tiêu cụ thể.
  • Lãnh đạo phục vụ hỗ trợ những người khác để hoàn thành trách nhiệm của họ đã được phân bổ trong chương trình hành động chung.
  • Lãnh đạo làm gương thuyết phục và thu hút người khác qua cung cách hành động và ứng xử trong từng việc làm cụ thể.
  • Lãnh đạo trao truyền khám phá những điều mới lạ và truyền đạt kiến thức, ý thức, tâm thức cho những người trong toán.

Trên đây không phải là cách phân loại duy nhất.

Động lực

Giải quyết một vấn nạn là điều không dễ, sẽ lắm gian nan. Vậy thì tại sao có người sẵn sàng nhận chức năng lãnh đạo với tất cả những phiền luỵ, nhọc lòng của nó? Chấp nhận hiện trạng, ai sao mình vậy thì có dễ hơn không?

Lương tâm và cảm xúc là động lực để một người quyết định dấn thân. Đứng trước cảnh thương tâm, thấy bất công xã hội, cảm thông nỗi nhọc nhằn của đồng loại thôi thúc chúng ta dấn thân để không chỉ đối phó với triệu chứng mà còn giải quyết tận gốc một vấn nạn. 

Thế nhưng sự thôi thúc ấy đến từ đâu? Nó bắt nguồn từ nhận thức về chân giá trị của chính mình, đó là nhân phẩm – tức là giá trị tự thân của mình vì mình là con người, kèm với nhận thức rằng người khác cũng như mình, cũng có nhân phẩm cần được tôn trọng và bảo vệ – tức là ý thức về công lý. Khi ấy, chúng ta có thể đồng cảm với tha nhân bị tổn thương nhân phẩm và cảm thấy sự thôi thúc lên đường.

Giải pháp

Cảm xúc là động lực cần thiết để quyết định lên đường. Nhưng khi cất bước thì phải dùng lý trí để chọn đúng việc và làm đúng cách. Chúng ta dùng con tim khi quyết định dấn thân và sau đó thì dùng khối óc để hành động. Một sai lầm thường thấy là người ta được thôi thúc bởi cảm xúc và rồi hành động cũng theo cảm xúc.

Người lãnh đạo không hành động chỉ để hành động hoặc để xoa dịu cảm xúc. Người lãnh đạo hành động để giải quyết tận gốc một vấn nạn. Hiểu như thế, người lãnh đạo là người “dẫn đường” theo đúng nghĩa đen của nó – dẫn đoàn người đi từ điểm A là hiện trạng đến điểm B là mục đích. Lộ trình từ A đến B với những mốc điểm cụ thể cho từng chặng đường kèm với kế hoạch để đạt từng mốc điểm chính là giải pháp.  

Quy trình và các nguyên tắc luận lý (lôgíc) cần tuân thủ để vạch ra lộ trình, nghĩa là tìm giải pháp, là nội dung của khoá học Cấp 1. Cấp 1 cũng giới thiệu các công cụ thực tiễn giúp cho việc ứng dụng những nguyên tắc luận lý này.

Đúng việc và đúng cách

Muốn hiệu quả thì phải làm đúng việc. Chọn đúng việc đòi hỏi tư duy cấu trúc – tiếng Anh là structural thinking, nghĩa là nhìn ra được đâu là căn nguyên, đâu là các yếu tố chuyển đổi, và quan hệ nhân-quả giữa chúng. Giống như bác sĩ chẩn bệnh phải hiểu rõ cấu trúc của cơ thể để định bệnh chính xác.

Chọn đúng việc là tối cần thiết nhưng không đủ, còn phải làm đúng cách để đạt hiệu năng tối ưu, tương tự một bác sĩ lập phác đồ trị liệu sau khi đã định bệnh.

Trước một vấn nạn nguồn lực đang có luôn luôn thấp hơn nhiều so với mức cần để giải quyết tận gốc vấn nạn ấy. Do đó cần bảo đảm hiệu năng tối ưu khi sử dụng nguồn lực đang có cũng như khai thác các yếu tố thuận lợi và giảm thiểu tác hại của các yếu tố bất lợi. Điều này đòi hỏi tư duy chiến lược và chiến thuật – tiếng Anh gọi là strategic và tactical thinking.

Sự cần thiết của tổ chức

Hoạt động mang tính tổ chức là cách để tăng hiệu năng vì nó tạo môi trường để mọi chức năng đều được giao cho người có sở trường tương xứng nhất. Sự phân bổ chức năng theo sở trường này còn tạo điều kiện cho mọi người trong tổ chức “chuyên môn hoá” lĩnh vực sở trường của mình. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ thấy, tổ chức còn bảo đảm tính liên tục và trường tồn trong hoạt động — 2 yếu tố cần thiết để tránh tình trạng gãy gánh giữa đường.

những câu nói von thể hiện được đặc điểm của tổ chức:

Tổ chức tạo môi trường cho những người bình thường, khi đến với nhau, làm được những việc phi thường”. 
 
Tổ chức cách để những con người đời sống hữu hạn đạt sự bất tử“. 

những việc lớn hơn khả năng của nhân, lại những mục tiêu đòi hỏi thời gian dài hơn một đời người hoặc thời hạn của sự dấn thân của một con người, thì bắt buộc phải tổ chức thì mới đáp ứng được. 

Toàn bộ khoá học 12 tháng được thiết kế để tăng khả năng duy cấu trúc, chiến lược chiến thuật cho những người đóng vai trò lãnh đạo trong một tập thể hoạt động tổ chức. Cấp 2 tập trung vào các nguyên của hoạt động mang tính tổ chức nghiêng nhiều về phần duy cấu trúc, cần thiết cho việc hình thành cấu tổ chức phân định chức năng trong tổ chức.

những sinh vật rời rẽ, con người ta không ai tự động kinh nghiệm khả năng về tổ chức phải học hỏi, trau luyện. Qua khoá học này, chúng ta sẽ làm quen với một số khái niệm một số quy tắc về hoạt động tổ chức, nghĩa hoạt động tập thể quy củ. Đặc biệt chúng ta sẽ học về 5 nguồn vốn để duy trì phát triển tổ chức.

Bài đọc thêm:

Việt Nam: Quốc gia không chịu phát triển và trách nhiệm của những người có lòng và hiểu biết
https://machsongmedia.com/vietnam/danchu/1450-2019-04-13-17-47-50

Viết một bình luận