- Dưới áp lực quốc tế và dư luận trong và ngoài nước, chính phủ Việt Nam áp lực các doanh nghiệp
Mạch Sống, ngày 30 tháng 6, 2021
http://machsongmedia.com
Nhân kỳ họp thứ 47 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, đã kêu gọi Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tình Trạng Buôn Người can thiệp cho 30 phụ nữ Việt Nam bị kẹt ở Ả Rập Xê-Út. Lời phát biểu này được LHQ chia sẻ trước với đại diện của các quốc gia liên quan trước khi được công chiếu tại phiên họp hôm nay. Xem (phút 58:38): https://media.un.org/en/asset/k1q/k1qd8280nt
Ngày 29 tháng 6, Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội gửi văn thư đến tất cả các doanh nghiệp liên quan phải sắp xếp để hồi hương các phụ nữ này trong thời gian sớm nhất. Ít ra có một nạn nhân đã không nằm trong danh sách kèm với văn thư – nạn này mới đây bị doanh nghiệp “bán” cho một người chủ khác; trước đó, nạn nhân này đã lao động 3 năm không hề được trả lương.
Trong thời gian qua, BPSOS đã cùng với Jubilee Campaign, một tổ chức gồm các luật sư và luật gia Thiên Chúa Giáo, phối hợp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Ả Rập Xê-Út và một cơ quan liên chính phủ để can thiệp cho số phụ nữ kể trên. Gần đây, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đã có nhiều bản tin về nhóm 30 nạn nhân này. Xem:
https://fb.watch/6sm2xqArzC/
https://www.voatiengviet.com/a/em-dau-lam-nu-lao-dong-viet-nam-bi-bao-hanh-tan-te-tuyet-vong-cho-ve-nuoc/5930676?fbclid=IwAR0KMQysrV3absRWrSZ_bNBwLqPU6sxo_7zgjzcRtxzP8v_2gJqxmLaZYr0
https://www.voatiengviet.com/a/muoi-ba-phu-nu-viet-nam-lam-vieco-arap-saudi-ke-chuyen-bi-nguoc-dai/5930635?fbclid=IwAR0vpps6I5mDUPl6LceaHAgiK6eYnMvM2rwAtbBVK5U0eFtrk7oS0Gjq6Hw
Từ 2008 đến nay, BPSOS đã can thiệp hoặc giải cứu thành công cho 5 nghìn nạn nhân buôn người và hỗ trợ một số cơ quan chính quyền sở tại giải cứu cho khoảng 6 nghìn nạn nhân ở trên 20 quốc gia.
Phát biểu của Ts. Nguyễn Đình Thắng trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, ngày 30 tháng 6, 2021, bản dịch tiếng Việt:
Tôi mong muốn Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tình Trạng Buôn Người chú ý đến khoảng 30 phụ nữ Việt Nam đang bị kẹt trong một khu tạm trú ở Riyadh, có người đã nhiều tháng qua và có người đã gần 2 năm qua.
Dưới chương trình xuất khẩu lao động của Việt Nam, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đã gửi các phụ nữ này, phần lớn thuộc các sắc dân thiểu số, đi làm gia nhân ở Ả Rập Xê-Út.
Nhiều người trong số họ bị bóc lột, bị lạm dụng, và có khi bị hãm hiếp bởi chủ. Một nạn nhân bị thương tích trầm trọng do bị đánh đập liên tục. Có những người phải lao động 15 đến 20 giờ một ngày. Một nạn nhân chưa được trả lương trong 3 năm.
Các nạn nhân này đã cầu cứu với doanh nghiệp đưa họ đi và với Toà Đại Sứ Việt Nam, nhưng vô ích. Một giới chức toà đại sứ lại còn hăm doạ các nạn nhân đã lên tiếng trên Facebook là sẽ bị bỏ tù vì vi phạm luật Việt Nam và luật Ả Rập Xê-Út.
Dưới chương trình xuất khẩu lao động của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động thuộc các đường dây buôn người rộng lớn và đầy quyền lực. Chúng được bảo kê bởi những quan chức chính quyền.
Trở lại với 30 phụ nữ ở Riyadh, chính phủ Việt Nam phải đưa họ về nước, bảo đảm họ phải được bồi thường đầy đủ bởi chủ sử dụng lao động, và truy tố các doanh nghiệp đã buôn người sang Ả Rập Xê-Út.
Nguyên văn tiếng Anh:
I would like to bring to the attention of the UN Special Rapporteur on Trafficking in Persons the situation of some thirty Vietnamese women who are stuck in the same shelter in Riyadh, some for a few months and others for almost two years.
Under Vietnam’s labor export program, recruitment companies sent these women, mostly from ethnic minorities, to work as domestic servants in Saudi Arabia.
Many of them were exploited, abused or even raped by their employers. One victim has suffered severe physical injuries due to repeated beatings. Some had to work 15 to 20 hours a day. One victim has not been paid in three years.
These victims called the recruitment agencies and the Vietnamese embassy for help, but to no avail. One embassy staff even threatened victims who spoke out on Facebook with imprisonment for violating Vietnamese and Saudi laws.
Under Vietnam’s labor export program, many recruitment agencies are part of large and powerful human trafficking syndicates. They enjoy impunity under the protection of government officials.
Back to the 30 women in Riyadh, the Vietnamese government should repatriate them, secure full compensation for them from their employers, and prosecute the recruitment agencies that trafficked them to Saudi Arabia.