27 nhân sĩ quốc tế ủng hộ thái độ “vào cuộc” của các cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam

 

  • BPSOS hoan nghênh tin thần dấn thân và liên thông đa tôn giáo trong công tác xã hội và phước thiện

Mạch Sống, ngày 1 tháng 11, 2020

 

Ngày 26 tháng 10 vừa qua, 27 nhân sĩ quốc tế cùng lên tiếng ủng hộ bức thư chung đề ngày 6 tháng 4, 2020 do 30 tổ chức và 300 cá nhân, phần lớn thuộc các cộng đồng tôn giáo độc lập, ở Việt Nam ký tên và gửi cho Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.

 

Bức thư chung ngày 6 tháng 4 khẳng định vai trò của các tổ chức tôn giáo trong công cuộc đối phó với các vấn đề lớn của xã hội và kêu gọi chính quyền “đón nhận và khuyến khích sự góp sức của mọi thành phần dân tộc, bao gồm cả những tổ chức và cộng đồng tôn giáo không hoặc chưa được công nhận… Dù chỉ một nhóm người hoặc một cộng đồng bị loại trừ hoặc bị đẩy ra bên lề, tổng lực của xã hội sẽ giảm đi và nguy cơ sẽ tăng lên.”

 

“Chúng tôi hoan nghênh quyết định của các cộng đồng tôn giáo, bất luận có tư cách pháp nhân hay không, cùng với toàn thể xã hội dân sự và chính phủ tham gia vào chiến dịch chống đại dịch một cách thiện chí nhất trong khả năng hiện có của mình,” theo nội dung của bức thư ngày 26 tháng 10 được 27 nhân sĩ quốc tế ký tên.

 

Một phái đoàn cứu trợ lũ lụt hỗn hợp Phật giáo và Công giáo (nguồn từ Facebook)

Các nhân sĩ quốc tế này gồm các nghị sĩ, các chuyên gia về nhân quyền, các cựu giới chức của các chính phủ và cơ quan LHQ, các lãnh đạo tôn giáo… ở Anh Quốc, Hoa Kỳ, Hoà Lan, Brazil, Malaysia, Miến Điện, Đức, Slovakia và Na Uy. Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, là người Việt duy nhất đứng tên trong lá thư.

 

“Tuy bức thư được thảo ra trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19, tinh thần vào cuộc của các lãnh đạo và tín đồ thuộc mọi tôn giáo đang áp dụng cho tình trạng lu~ lụt ở miền Trung hiện nay,” Ts. Thắng nói. “Chúng tôi hoan nghênh không chỉ sự dấn thân ấy mà còn là tinh thần liên thông giữa các tôn giáo trước những vấn đề chung của xã hội.”

 

Hiện nay nhiều phải đoàn Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin Lành đang có mặt ở ngay vùng lũ lụt để uỷ lạo các đồng bào bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

 

Từ rất sớm, ngày 19 tháng 10, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã gióng lên lời kêu gọi: “Cho dù vì nguyên nhân nào đi nữa, những người dân nghèo của Miền Trung giờ này cũng đang chờ đợi những tấm lòng hướng về họ, những bàn tay nhân ái chìa ra giúp họ trong cơn khốn quẫn này.”

 

Hoà Thượng Thích Thiện Minh nhanh chóng lên tiếng hưởng ứng: “Trong tinh thần Từ Bi Bác Ái, các Tôn giáo nói chung đều phát tâm hướng về Miền Trung Thương Yêu Ruột Thịt với câu ‘Máu chảy ruột mềm.’ Cá nhân tôi xin thành tâm hiệp thông lời khấn nguyện cùng Ngài và các tôn giáo bạn, cầu mong sự bình an cho dân sinh sớm vượt qua nỗi bi thương thống khổ.”

 

Hai vị lãnh đạo Công giáo và Phật giáo này đã ở trên cùng tham luận đoàn của buổi hội luận trực tuyến do BPSOS tổ chức ngày 31 tháng 7 vừa qua về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam.

 

BPSOS không gây quỹ để cứu trợ lu~ lụt nhưng kêu gọi cộng đồng người Việt ở hải ngoại đóng góp trực tiếp đến các vị lãnh đạo tôn giáo kể trên, và khuyến khích tinh thần liên thông giữa các tôn giáo trong các công tác cứu tế và xã hội. Đến nay, một số vị mạnh thường quân, tổ chức cộng đồng, và hội đoàn từ thiện ở Hoa Kỳ đã đóng góp đồng đều và trực tiếp đến các tổ chức tôn giáo ở trong nước.

 

Theo Ts. Thắng, tinh thần liên thông giữa các tôn giáo không chỉ tăng hiệu quả cho các công tác phước thiện ở trong nước mà còn tạo thiện cảm với quốc tế.

 

“Chỉ khi nào người trong một nước đồng cảm và tương tác, không phân biệt tôn giáo hay sắc tộc, thì mới có lý do để kêu gọi sự hậu thuẫn của người nước ngoài và các tổ chức và chính quyền quốc tế,” Ts. Thắng nhận định.

 

Hiện nay, các phái đoàn cứu trợ của các tôn giáo, kể cả chưa được công nhận bởi chính quyền, đã không gặp khó khăn nào đáng kể từ các chính quyền địa phương.

 

“Đấy là một dấu hiệu tích cực và cần tiếp tục xiển dương,” Ts. Thắng nói.

 

Bức thư chung của 27 nhân sĩ quốc tế còn kêu gọi chính quyền Việt Nam giải quyết tình trạng vô hộ tịch, hộ khẩu của các người Tây Nguyên và người Hmong vì họ theo đạo Tin Lành, và trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.

Để theo dõi các hoạt động cứu trợ lu~ lụt của các tôn giáo ở Việt Nam, xin vào trang Facebook: Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam.

 

Thông tin liên quan:

 

 

Thư chung ngày 6 tháng 4, 2020 của các cộng đồng tôn giáo và các cá nhân ở Việt Nam:

 

Viết một bình luận