Trả lời email của 21 cựu thuyền nhân ở Philippines về BPSOS, LAVAS và Ông Trịnh Hội

Ngày 4 tháng 3 năm 2020

Thân gửi 21 bạn cựu thuyền nhân,

Có người chuyển cho tôi email đề ngày 1 tháng 2 năm 2020 của các bạn, gồm 21 người nhận đại diện cho gần 3,000 cựu thuyền nhân ở Philippines. Tôi không ngạc nhiên về nội dung vì trước đây cũng đã có vài người nêu lên với tôi những điểm tương tự; ai hỏi thì tôi trả lời cho người đó, và hỏi đến đâu thì tôi trả lời đến đó. Nay các bạn gửi email lên diễn đàn công cộng thì tôi trả lời chung và một cách công cộng.

Vắn tắt, những điều các bạn viết là không chính xác. Có lẽ các bạn đã chỉ nghe một chiều và tin vào những huyền thoại được thêu dệt trong cơn hoang tưởng.

Tôi sẽ trình bày các sự kiện mà các bạn biết sai về: LAVAS, chủ trương của BPSOS đối với cựu thuyền nhân ở Philippines, công cuộc vận động định cư, các yếu tố làm thay đổi chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, cuộc điều đình về thủ tục và tiêu chuẩn phỏng vấn, những sự việc mà BPSOS phản đối, và một số điểm không được nhắc đến trong email nhưng các bạn cũng nên biết. Các bạn có thể tự phối kiểm phần lớn các sự kiện mà tôi nêu ra.

Vì có nhiều tình tiết, phần trả lời của tôi hơi dài. Mong các bạn thông cảm.

Thông tin bối cảnh về LAVAS

Để đối phó với tình trạng “thanh lọc” (cứu xét tư cách tị nạn) bất công trong Chương Trình Hành Động Toàn Diện (CPA) do quốc tế đề ra năm 1989, năm 1990 tôi và luật sư Daniel Wolf hình thành Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers (LAVAS), một chương trình của BPSOS để bảo vệ pháp lý cho các hồ sơ xin tị nạn của thuyền nhân. Chỉ mấy tháng sau, BPSOS mở văn phòng pháp lý LAVAS ở Palawan, Philippines và rồi ở Hồng Kông. Chúng tôi đã gửi nhiều đợt luật sư và thông dịch viên đến phục vụ tại 2 văn phòng này cho đến giữa năm 1996. Thỉnh thoảng các toán luật sư từ 2 văn phòng này cũng đến làm việc trong các trại tạm dung ở những quốc gia khác.

Cuối năm 1992, chúng tôi quyết định tách LAVAS ra thành một tổ chức riêng để “yên thân” hoạt động trong các trại tạm dung khi mà BPSOS ngày càng đối đầu mạnh mẽ và công khai với chính sách bất công của các quốc gia tạm dung và Cao Uỷ Tị Nạn LHQ. Chúng tôi đăng ký LAVAS là tổ chức bất vụ lợi với tiểu bang Virginia và xin Sở Thuế Liên Bang (IRS) cấp quy chế miễn thuế 501(c)(3). Theo thủ tục thời bấy giờ, quy chế miễn thuế chỉ hiệu lực 5 năm. Sau đó có thể xin gia hạn vĩnh viễn.

Sự tách ra này chỉ là hình thức. Trong thực tế, LAVAS vẫn được điều hành từ văn phòng của BPSOS.

Đáo hạn 5 năm, tức cuối năm 1997, chúng tôi không xin gia hạn quy chế miễn thuế và không tái đăng ký với tiểu bang Virginia. Nghĩa là tổ chức LAVAS ngưng hoạt động; lý do là không còn nhu cầu hỗ trợ pháp lý bởi luật sư như khi còn thanh lọc. Tất cả những người ở trong Hội Đồng Quản Trị của LAVAS, trong đó có tôi, cũng tự động bãi nhiệm. LAVAS trở lại là chương trình của BPSOS; mọi giấy tờ, tiền bạc, sổ sách đều đặt dưới sự quản trị trực tiếp của BPSOS.

Chúng tôi đóng văn phòng LAVAS ở Hồng Kông nhưng duy trì hoạt động của LAVAS ở Philippines để tiếp tục hỗ trợ các cựu thuyền nhân ở đây và tìm cơ hội định cư họ.

Như thế, khi tôi đưa Ông Trịnh Hội từ Hồng Kông đến Philippines thì có nghĩa là Ông ấy làm việc trong chương trình LAVAS của BPSOS. Tất cả những gì mà các bạn nghĩ là Ông Trịnh Hội làm từ năm 1997 đến năm 2000 thực ra đều là thực thi chỉ định và chủ trương của BPSOS.

Chủ trương của BPSOS

Để đối phó tình trạng “thanh lọc” bất công và chính sách cưỡng bức hồi hương, từ năm 1990 BPSOS chủ trương vừa bảo vệ pháp lý qua LAVAS vừa vận động quốc tế để thay đổi chính sách. Năm 1994, cuộc vận động chính sách của BPSOS được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi DB Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey). Nhờ vậy, cuối năm 1995 chính phủ Hoa Kỳ mở chương trình Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees (ROVR). Từ 1998 đến 2000, chương trình này đã định cư hơn 18 nghìn cựu thuyền nhân sau khi họ bị hồi hương, trong đó có cả những người trong đợt cưỡng bức hồi hương duy nhất ở Philippines. Các bạn có thể xem lời tường thuật của chính DB Smith về chương trình ROVR:

Chương trình ROVR chỉ áp dụng ở Việt Nam, cho nên những cựu thuyền nhân ở Philippines như các bạn không được cứu xét. Sơ Pascale Lê Thị Tríu kêu gọi lập Làng Việt Nam để định cư họ vĩnh viễn ở Palawan. BPSOS chủ trương tìm đường cho các cựu thuyền nhân đi định cư bằng cách nới rộng chương trình ROVR sang Philippines. Cũng chính vì chủ trương này của BPSOS mà một số không ít người ở hải ngoại, kể cả giới truyền thông báo chí, đã lên án BPSOS là phá hỏng kế hoạch “Làng Việt Nam”.

Trong những tháng cuối năm 1996 và đầu năm 1997, chúng tôi giúp các cựu thuyền nhân không muốn ở Làng Việt Nam di chuyển đến nơi khác để tìm sinh kế. Chúng tôi đã sắp xếp đưa họ rời Palawan bằng tàu thuỷ; khi đến Manila, họ được LM Vũ Đảo và LM Joseph Nguyễn Trọng thuộc Dòng Ngôi Lời cho tá túc tại nhà thờ nơi hai vị linh mục này đang phục vụ.

Năm 1997, khi phần lớn cựu thuyền nhân đã rời bỏ Palawan, BPSOS chuyển văn phòng lên Manila, nơi mà các cựu thuyền nhân đều ghé qua mỗi khi về Manila lấy hàng đi bán ở các đảo. Họ ghé qua để gặp gỡ nhau, để theo dõi thông tin về tình trạng đi hay ở của họ, và để được hỗ trợ nếu cần. Tôi nhờ Sư Cô Thích Nữ Diệu Thảo trông nom văn phòng này. Sư Cô quen một nữ Phật tử người Việt có chồng người Philippines đang là cố vấn cho Tổng Thống Fidel Ramos. Nhờ 2 vợ chồng này mà việc thành lập văn phòng được suôn sẻ.

BPSOS duy trì văn phòng LAVAS ở Philippines để: (1) hỗ trợ và cập nhật thông tin cho các cựu thuyền nhân; (2) vận động định cư cho họ. Chúng tôi tuyển các người trẻ từ Hoa Kỳ và Úc đến phục vụ tại văn phòng này; họ làm việc và sống ngay tại đó. BPSOS tài trợ toàn bộ chi phí cho văn phòng và cho những người từ xa đến phục vụ, theo thứ tự gồm có: Nguyễn Hoàng Vũ (Úc), Trà Mi (Mỹ), Trịnh Hội (Úc), Phan Song Liên Phúc (Úc) và Nguyễn Quân (Mỹ).

Công cuộc vận động định cư cựu thuyền nhân

Cuộc vận động định cư trải qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1

Chúng tôi bắt đầu vận động ngay từ cuối năm 1996. Chướng ngại đầu tiên phải vượt qua là “lực ì” của các quốc gia nhận định cư, đứng đầu là Hoa Kỳ. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đổ thừa rằng Chương Trình CPA mà họ đã ký năm 1989 với các quốc gia tạm dung, trong đó có Philippines, không cho phép định cư các thuyền nhân đã bị từ chối quyền tị nạn. Những người này phải về Việt Nam trước rồi may ra mới được định cư, nhưng lúc ấy thời hạn để ghi danh cho chương trình ROVR đã qua.

Để vượt qua chướng ngại này, kế của chúng tôi là chọn ra các hồ sơ hợp lệ theo luật di dân của Hoa Kỳ để làm phép thử. Chúng tôi tập trung vào 2 loại hồ sơ: bảo lãnh đoàn tụ gia đình (theo diện di dân bình thường và theo diện tị nạn phụ thuộc) và bảo lãnh làm việc tôn giáo (Refugee Worker Visa, hoặc R1). Vì khai thác luật di dân có sẵn, chúng tôi không phải chờ chính sách của Bộ Ngoại Giao.

Văn phòng ở Manila lấy thông tin của các cựu thuyền nhân hợp lệ, chuyển cho văn phòng BPSOS ở Virginia làm hồ sơ bảo lãnh đoàn tụ gia đình. Đồng thời tôi vận động chùa của Hoà Thượng Thích Giác Lượng ở San Jose và chùa của Hoà Thượng Thích Trí Tuệ ở Virginia bảo lãnh một số cựu thuyền nhân theo diện R1, trong đó có Sư Cô Diệu Thảo, Đại Đức Thích Thông Đạt, và nhiều Phật tử đã từng hỗ trợ cho hai vị này, trong đó có cả một người ký tên trong email ngày 1 tháng 2 vừa rồi.

Người chồng Philippines của chị Phật tử kể trên đã giới thiệu tôi đến gặp các giới chức hữu trách của Philippines để bảo đảm rằng họ sẽ không ngăn việc định cư của các cựu thuyền nhân này. Trong một số buổi tiếp xúc, tôi đã mời Sư Cô Diệu Thảo đi cùng. Sau đó tôi cử Ông Trần Quang Nhân, mà có lẽ nhiều người trong số các bạn còn nhớ, từ Hoa Kỳ đến Philippines để tiếp tục cuộc vận động cùng với Sư Cô Diệu Thảo.

Khi một số hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để được cứu xét, DB Smith yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sắp xếp việc phỏng vấn định cư tại Toà Tổng Lãnh Sự ở Manila. Ngày 6 tháng 5 năm 1997 Bộ Ngoại Giao trả lời là sẽ thương thảo với chính phủ Philippines về việc này.

Ngày 23 tháng 7, 1998, Sở Di Trú Philippines xác nhận bằng văn thư là sẵn sàng để các cựu thuyền nhân có hồ sơ bảo lãnh được đi định cư. Kết quả là mấy chục cựu thuyền nhân đã lên đường đi Hoa Kỳ theo hai diện kể trên. Việc định cư số người này vô hiệu hoá lập luận của Hoa Kỳ (và các quốc gia nhận định cư khác) rằng, do ràng buộc bởi chương trình CPA, họ không thể qua mặt Philippines để định cư những cựu thuyền nhân không có quy chế tị nạn.

Trong email các bạn nhắc đến việc Ông Trịnh Hội làm hồ sơ định cư đoàn tụ gia đình cho các cựu thuyền nhân. Không đúng. Phần lớn các hồ sơ bảo lãnh đã được thực hiện khi Ông Trịnh Hội chưa có mặt ở Philippines. Hơn thế nữa, sau khi đến Philippines Ông Trịnh Hội đã không thể đặt chân vào Toà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ trong một thời gian dài, điều mà tôi sẽ giải thích ở phần sau.

Giai đoạn 2

Vượt xong chướng ngại thứ nhất, BPSOS bắt đầu giai đoạn 2: cùng lúc vận động Hoa Kỳ, Úc và Canada ra chính sách định cư cựu thuyền nhân ở Philippines. Không như các hồ sơ bảo lãnh theo diện đoàn tụ gia đình hay R1 được thực hiện theo luật có sẵn, định cư tị nạn hoàn toàn do chính sách của mỗi chính phủ.

Để mở đầu giai đoạn 2, chúng tôi tiếp xúc với các thành viên của Quốc Hội Philippines qua sự giới thiệu của người chồng Philippines của chị Phật tử người Việt kể trên. Ngày 9 tháng 8, 2000, 41 dân biểu và thượng nghị sĩ Philippines chính thức gởi thư cho Bà Ngoại Trưởng Madeleine Albright, yêu cầu Hoa Kỳ định cư các thuyền nhân còn lại ở Philippines. Lá thư này cũng kêu gọi chính phủ Canada và Úc tiếp tay với Hoa Kỳ.

Tôi lập tức chuyển bức thư này cho Liên Hội Người Việt Canada, qua Ts. Lê Duy Cấn, và cộng đồng người Việt ở Úc, qua Bs. Nguyễn Mạnh Tiến, để vận động chính phủ của họ cùng lúc BPSOS vận động Hoa Kỳ. Tôi giao cho Ông Trịnh Hội trách nhiệm phối hợp với Bs. Nguyễn Mạnh Tiến và với Ts. Lê Duy Cấn trong việc vận động này.

Năm 2000, để tập trung toàn lực cho cuộc vận động định cư các cựu thuyền nhân ở Philippines và mở lại chương trình HO và U11 ở Việt Nam, tôi đề nghị 2 tổ chức đã hợp tác với LAVAS trong những năm 1990-1997, là International Society for Human Rights ở Đức và Council of Vietnamese Refugee Supporting Organizations in Australia (COVRSOA) ở Úc, cáng đáng việc tài trợ và trông nom văn phòng LAVAS ở Manila. Tổ chức COVRSOA đồng ý nhận trách nhiệm này đỡ cho BPSOS.

Trước đó ít lâu, BPSOS thực hiện thủ tục bảo lãnh Ông Trịnh Hội đến Hoa Kỳ theo visa làm việc H1B, để phụ tôi trong giai đoạn này và cũng để được hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ hơn.

Trở ngại lớn nhất trong giai đoạn này là “tính thời sự”: Hồ sơ cựu thuyền nhân Việt Nam ở Philippines cũng như hồ sơ cựu tù cải tạo (chương trình HO) và cựu nhân viên Hoa Kỳ (chương trình U11) đều là các hồ sơ “đã cũ”. Trên thế giới có vô số các hồ sơ tị nạn trong hoàn cảnh nguy cấp mà các quốc gia nhận định cư phải ưu tiên.

Giai đoạn 3

Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Hoa Kỳ tình cờ tạo cơ hội để Bộ Ngoại Giao chiếu cố các hồ sơ “đã cũ”.

Luật chống khủng bố Patriot Act, ban hành cuối tháng 10 năm 2001, đòi hỏi Sở Di Trú truy lý lịch kỹ lưỡng mọi người nhập cư, kể cả người tị nạn, để loại trừ sự xâm nhập của các phần tử khủng bố. Đòi hỏi này làm khựng lại chương trình định cư tị nạn. Trước đó, đỉnh số định cư vào Hoa Kỳ là 100,000 mỗi năm; ngay sau luật chống khủng bố được ban hành, con số này gần như chạm đáy.

DB Smith, người luôn luôn ủng hộ người tị nạn, yêu cầu Bộ Ngoại Giao nhanh chóng nâng số định cư lên. Bộ Ngoại Giao phải lắng nghe vì DB Smith, trong tư cách Chủ Tịch của tiểu ban về nhân quyền thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện, có quyền quyết định một phần ngân sách của Bộ Ngoại Giao. DB Smith được hậu thuẫn bởi Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback (Cộng Hoà, Kansas), lúc ấy là Chủ Tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Vụ thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện nên cũng có quyền quyết định một phần ngân sách của Bộ Ngoại Giao.

Trước sự thúc bách từ Quốc Hội, Bộ Ngoại Giao chọn giải pháp trung dung: lập ra một vị trí mới, cấp Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng (Deputy Assistant Secretary of State) thuộc Văn Phòng Dân Số, Tị Nạn và Di Dân (PRM), với nhiệm vụ duy nhất là nâng số định cư tị nạn. Người được bổ nhiệm vào vị trí này là cô Kelly Ryan, do DB Smith đề cử qua sự giới thiệu của Ông Grover Joseph Rees, Giám Đốc Nhân Viên của DB Smith. Cô Ryan là thuộc cấp của Ông Rees khi ông là Cố Vấn Trưởng của Sở Di Trú. Ông Rees sau này làm Đại Sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở Đông Timor.

Sau nhiều đợt tham vấn các tổ chức Hoa Kỳ bảo vệ người tị nạn, cô Ryan thấy cách duy nhất để nâng số định cư tị nạn mà không vi phạm luật chống khủng bố là chiếu cố các hồ sơ “đã cũ” – các phần tử khủng bố khó trà trộn vào nhóm hồ sơ đã có lịch sử dài lâu vài năm hoặc hàng chục năm.

Cuối năm 2001, Bộ Ngoại Giao đồng ý mở lại chương trình HO và U11 cho các cựu tù cải tạo và các cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ còn kẹt lại. Tuy nhiên, việc điều đình với chính phủ Việt Nam gặp nhiều trở ngại.

Ngày 12 tháng 2 năm 2004, TNS Brownback, trong tư cách Chủ Tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Vụ, mở cuộc điều trần về vấn đề mậu dịch và nhân quyền trong quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam. Tại buổi điều trần, tôi kêu gọi Hoa Kỳ nhận định cư các cựu thuyền nhân ở Philippines, trong đó có các bạn. Và khi mở đầu buổi điều trần, TNS Brownback đã phát biểu ủng hộ chính sách định cư các cựu thuyền nhân này. Các bạn có thể phối kiểm tại đây: https://www.govinfo.gov/content/pkg/CHRG-108shrg93953/html/CHRG-108shrg93953.htm

Mục đích của buổi điều trần là, nếu muốn Quốc Hội ủng hộ chính sách nới rộng quan hệ với Việt Nam thì đổi lại Bộ Ngoại Giao phải gấp rút mở chương trình định cư cựu thuyền nhân ở Philippines, mở lại chương trình HO và U11 và sớm thực hiện chương trình định cư P1 (cũng do BPSOS vận động) để định cư tị nạn vào Hoa Kỳ trực tiếp từ Việt Nam. Đại diện của Bộ Ngoại Giao có mặt tại buổi điều trần.

Ít lâu sau, Bộ Ngoại Giao công bố quyết định nhận định cư các cựu thuyền nhân Việt Nam ở Philippines. Mãi đến năm 2006 Chương trình Humanitarian Resettlement (HR) mới được công bố, do phải điều đình lâu lắc với Việt Nam; chương trình này đã giải quyết định cư hơn 1,000 hồ sơ HO và U11. Các bạn có thể đọc thêm về chương trình này tại đây: https://luutrutailieu.wordpress.com/2015/07/05/nguyen-quoc-khai-bpsos-tiep-tuc-ho-tro-ct-hr/

DB Smith và TNS Brownback có công không nhỏ trong việc mở ra chính sách định cư tị nạn 2 nhóm hồ sơ người Việt “đã cũ” này.

Nhiều nhóm tị nạn “đã cũ” khác cũng được giải quyết hàng loạt, như số 9,000 người Hmong Lào đã tá túc gần chục năm trên đất của chùa Wat Tham Krabok ở Thái Lan, số 13,000 người Somalia Bantu lánh nạn dài lâu ở Kenya… Nhờ vậy mà số định cư tị nạn đã ngoi lên bằng nửa trước đây. Các bạn có thể tìm hiểu thêm qua bảng thống kê của cơ quan định cư tị nạn của Hoa Kỳ: https://www.acf.hhs.gov/orr/resource/annual-orr-reports-to-congress-2005-table-1-arrivals-by-country-of-origin-fy-1983-2005

Đấy, bây giờ các bạn hiểu rằng các bạn có được ngày nay ở Hoa Kỳ là do những nỗ lực kể trên, không như huyền thoại mà các bạn được kể từ bấy lâu nay. Chỉ cần chút hiểu biết về hệ thống làm chính sách ở Hoa Kỳ thì các bạn sẽ ngộ ra rằng cái huyền thoại ấy là sản phẩm của sự hoang tưởng.

Cuộc điều đình của BPSOS với chính Phủ Hoa Kỳ

Quyết định của Bộ Ngoại Giao là một bước ngoặt quan trọng nhưng chưa đủ; quan trọng không kém là mỗi hồ sơ cựu thuyền nhân sẽ được cứu xét ra sao. Điều này lại hoàn toàn tuỳ thuộc Sở Di Trú. Tôi đã đích thân họp nhiều lần với cả Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú để đề nghị áp dụng thủ tục và tiêu chuẩn của chương trình ROVR, nghĩa là nới rộng chương trình ROVR ở Việt Nam trước đây để áp dụng cho các cựu thuyền nhân ở Philippines.

Thủ tục và tiêu chuẩn của ROVR, mà BPSOS cũng dự phần điều đình, là xét quy chế tị nạn “theo thành phần” trong tinh thần của Tu Chính Án Lautenberg (áp dụng cho người tị nạn Do Thái và Đông Dương). Điều này khác hẳn cách thức của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, là cứu xét theo hoàn cảnh riêng của từng người xin tị nạn. Theo Tu Chính Án Lautenberg, ai thuộc một trong các thành phần đã được Sở Di Trú ấn định thì gần như đương nhiên được xem là tị nạn. Tôi vận động Sở Di Trú chấp nhận như một thành phần của chương trình ROVR những ai không thể xin hộ khẩu khi hồi hương. Đề nghị này được chấp nhận và là yếu tố góp phần cho tỉ lệ hơn 90% thuyền nhân hồi hương được xét là tị nạn khi phỏng vấn trong chương trình ROVR.

Sau nhiều lần thương thảo trong những tháng đầu năm 2004, Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú chấp nhận đề nghị của tôi là áp dụng thủ tục và tiêu chuẩn của chương trình ROVR cho các cựu thuyền nhân ở Philippines. Tôi biết trước là triển vọng họ được xét là tị nạn sẽ rất cao vì mấy ai xin được hộ khẩu nếu hồi hương sau 14, 15 năm ở Philippines?

Tại buổi họp thương thảo cuối cùng, Cô Ryan cho tôi biết là Cô Dorothea Lay, cựu đồng nghiệp của Cô Ryan và cũng là cựu nhân viên của Ông Rees ở Sở Di Trú trước đây, sẽ là trưởng phái đoàn phỏng vấn ở Philippines. Cô Lay là người đã thiết lập chương trình ROVR ở Việt Nam năm 1998. Có mặt tại buổi họp, Cô Lay bảo đảm với tôi rằng sẽ áp dụng các tiêu chuẩn một cách rộng lượng khi cứu xét các hồ sơ cựu thuyền nhân ở Philippines. Tôi hoàn toàn yên tâm.

BPSOS phản đối các việc làm không chính đáng và vô phép

Khi cho rằng BPSOS đã chống lại việc định cư cựu thuyền nhân ở Philippines, các bạn đã nhắm mắt tin vào huyền thoại mà không chịu phối kiểm. BPSOS là tổ chức vận động mạnh mẽ và liên tục cho các cựu thuyền nhân, trong đó có các bạn, được định cư tị nạn vào Hoa Kỳ.

Các bạn nhắc đến công lao của Refugee Council USA. Đúng, tổ chức liên minh này có góp công vận động. Tôi biết vì BPSOS là hội thành viên và tôi hiện ở trong Hội Đồng Quản Trị của liên minh các tổ chức nặng lòng với người tị nạn này. Các bạn có thể phối kiểm tại đây: https://rcusa.org/members/ và tại đây: https://rcusa.org/about/.

Các bạn nhắc đến lá thư chung của TNS Edward Kennedy và TNS John McCain. Đúng, họ có viết và tôi hoan nghênh sự hậu thuẫn của họ. Nhưng lĩnh vực định cư tị nạn không nằm trong thẩm quyền của 2 vị này ở Quốc Hội. Thẩm quyền đó thuộc về DB Smith và TNS Brownback. Tại đường link về buổi điều trần do TNS Brownback chủ toạ các bạn có thể phối kiểm rằng 2 vị TNS Kennedy và McCain không thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại, nghĩa là không có ảnh hưởng gì về chính sách định cư tị nạn của Hoa Kỳ.

Nhưng các bạn nói đúng, tôi đã từng phản đối việc làm của Ông Trịnh Hội và những người cộng sự. Chuyện là như thế này.

Cuối năm 2003, tôi dự buổi họp tại văn phòng của LS Nguyễn Quốc Lân ở Orange County, có sự hiện diện của một số nhân vật là Ông Trịnh Hội, Ông Nam Lộc, LS Trần Kinh Luân, Ông Nguỵ Vũ và có thể một, hai người nữa mà tôi không nhớ. Ông Trịnh Hội đưa ra kế hoạch gây quỹ để đưa một đoàn ca nhạc sĩ hùng hậu sang Philippines làm đại nhạc hội, rồi qua đó “trưng cầu dân ý” để xem các cựu thuyền nhân muốn đi định cư hay muốn ở lại Philippines, và dùng kết quả ấy để thuyết phục Quốc Hội Philippines chấp nhận cho cựu thuyền nhân định cư Hoa Kỳ.

Tôi trình bày nỗ lực của BPSOS để vận động định cư cho cựu thuyền nhân còn kẹt ở Philippines. Qua sự phân tích của tôi, mọi người hiện diện đồng ý là trọng điểm vận động không phải ở Philippines mà phải là ở thủ đô Hoa Kỳ để giải quyết những điểm bất nhất còn tồn đọng giữa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú, vận động cho việc áp dụng thủ tục và tiêu chuẩn của chương trình ROVR, và kêu gọi huấn luyện nhân viên phỏng vấn của Sở Di Trú để bảo đảm sự công tâm và tinh thần nhân đạo trước khi họ lên đường đến Philippines.

Mọi người đồng ý là dự tính của Ông Trịnh Hội (đưa đoàn ca nhạc sĩ đến Philippines tổ chức đại nhạc hội và qua đó “trưng cầu dân ý”) là không phù hợp và không cần thiết. Buổi họp chấm dứt với sự đồng thuận này.

Nhưng chỉ vài giờ sau buổi họp, tôi nhận được email của Ông Trịnh Hội cho biết là giữ nguyên ý định gây quỹ để làm đại nhạc hội, “trưng cầu dân ý”, và gởi luật sư sang Philippines, dùng danh nghĩa của LAVAS.

Tôi phản đối ngay, vì:

–          Quyết định đơn phương ấy cho thấy buổi họp hoàn toàn vô nghĩa và làm mất thì giờ của tôi và những người thành tâm thiện chí.

–          Việc “trưng cầu dân ý” không cần thiết vì làm gì có cựu thuyền nhân nào không muốn định cư ở Hoa Kỳ?

–          Việc vận động Quốc Hội Philippines cũng không cần thiết vì cách đấy mới hơn 3 năm, chính các dân biểu và thượng nghị sĩ Philippines đã kêu gọi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ nhận định cư cựu thuyền nhân.

–          Cử luật sư đến Philippines để lập hồ sơ cho cựu thuyền nhân là không cần thiết một khi Sở Di Trú đồng ý áp dụng thủ tục và tiêu chuẩn của chương trình ROVR. Hơn nữa, đó là điều không được phép vì Bộ Ngoại Giao cấm sự can dự của thành phần thứ ba. Điều này chính Cô Ryan đã nói trực tiếp với Ls Nguyễn Quốc Lân và Ông Trịnh Hội tại một buổi họp ở Bộ Ngoại Giao và được một giới chức của Bộ Ngoại Giao lập lại khi trả lời báo Houston Chronicle: https://www.chron.com/news/houston-texas/article/Stranded-Vietnamese-a-concern-to-local-community-1640265.php

–          Dùng danh nghĩa của LAVAS để gây quỹ là vi luật vì LAVAS không còn hiện hữu như một tổ chức độc lập, và vô phép vì tôi đã nói thẳng với Ls. Nguyễn Quốc Lân và Ông Trịnh Hội là không được phép dùng tên LAVAS, một chương trình của BPSOS, cho việc gây quỹ.

Qua bài báo Houston Chronicle kể trên tôi khám phá là Ls. Nguyễn Quốc Lân và Ông Trịnh Hội sau đó đã âm thầm đăng ký một tổ chức ở tiểu bang California cũng lấy tên là LAVAS để gây quỹ. Sau các đợt gây quỹ rầm rộ, tổ chức này đã lẳng lặng đóng cửa. Tại sao họ đã không chọn một tên khác? Tổ chức trùng tên LAVAS này có số thuế của Sở Thuế Liên Bang, có quy chế miễn thuế và có khai thuế không?

Để tránh mang tiếng trước sự đã rồi, ngày 25 tháng 8 năm 2007, tôi ra thông cáo “Một Số Ðiều Cần Minh Ðịnh Về LAVAS”, có kèm ở cuối bài viết.

 

Giải toả thêm một số huyền thoại

Một số các bạn có thể bị sốc vì các huyền thoại ôm ấp bấy lâu nay bỗng bốc hơi. Dưới đây là thêm một số huyền thoại nữa mà các bạn cũng nên xét lại.

Ông Trịnh Hội tuyên bố rằng VOICE đã hiện diện và hoạt động ở Philippines từ năm 1997. Không đúng. Lúc ấy chỉ có BPSOS, và văn phòng LAVAS ở Philippines trực thuộc BPSOS. Phải 10 năm sau VOICE mới ra đời.

Ông Trịnh Hội nói rằng phải sống với số tiền $100/tháng khi phục vụ đồng bào thuyền nhân. Không đúng. Tất cả chi phí máy bay, vận chuyển, ăn ở, làm visa… BPSOS lo hết. Số tiến $100/tháng là tiền túi để tiêu vặt, một khoản tiền không nhiều nhưng cũng không nhỏ so với mức sống ở Philippines lúc ấy. Năm 1999, khi BPSOS bảo lãnh Ông Trịnh Hội vào Hoa Kỳ theo diện H1B thì chúng tôi bắt buộc phải trả lương theo mức lương do Bộ Lao Động quy định, chứ không thể nào là $100/tháng. Lúc ấy BPSOS không có quỹ; mỗi tháng tôi tự trích phần lương của mình để trả lương cho Ông Trịnh Hội.

Các bạn cho rằng Ông Trịnh Hội đã giúp lập hồ sơ đoàn tụ gia đình cho một số cựu thuyền nhân. Không đúng. Như đã kể, phần lớn các hồ sơ bảo lãnh đoàn tụ gia đình và bảo lãnh theo visa R1 đã được thực hiện trước khi Ông Trịnh Hội đặt chân đến Philippines. Và sau đó thì Ông Trịnh Hội cũng không làm được gì cho các hồ sơ này vì một lỗi nghiêm trọng. Khi vừa đến Philippines nhận việc, Ông Trịnh Hội đã hớ hênh bình phẩm không tốt về Ông Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ với một người Mỹ từ Việt Nam ghé Manila. Người này thuật lại với vị Tổng Lãnh Sự. Cả toà tổng lãnh sự lẫn BNG Hoa Kỳ đều cho tôi biết, và họ lập lại nhiều lần, là nếu BPSOS còn giữ Ông Trịnh Hội thì đừng trông mong sự hợp tác của họ. Tôi đã phải nhờ Ông Rees, mỗi khi đi công tác ở Manila cho Quốc Hội Hoa Kỳ, giúp giải toả dần sự dị nghị này. Đồng thời tôi đã gặp riêng một số giới chức của Bộ Ngoại Giao để trấn an họ là Ông Trịnh Hội sẽ không được giao công việc gì liên quan đến Toà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ.

Trong suốt cả năm sau đó, các người được bảo lãnh phải tự vào phỏng vấn trừ khi BPSOS nhờ được người khác, như Ông Trần Quang Nhân, đi kèm để hướng dẫn và thông dịch. Điều này các bạn có thể phối kiểm với Sư Cô Thích Nữ Diệu Thảo và với nhiều người trong 2 diện bảo lãnh kể trên, trong đó có một người ký tên cuối email ngày 1 tháng 2 vừa qua.

Năm 1999, tôi nhận được nhiều lời than phiền của các cựu thuyền nhân lưu trú ở văn phòng BPSOS ở Manila về Ông Trịnh Hội. Tôi quyết định kéo Ông Trịnh Hội sang Hoa Kỳ để phụ tôi trong việc vận động nhưng chính yếu là để tôi trông nom chặt chẽ hơn, với hy vọng sẽ có sự thay đổi tích cực. Bẵng đi, khoảng đầu năm 2001 tôi nhận được nhiều lời than phiền của các cựu thuyền nhân sinh sống ở các thành phố khác nhau. Chúng tôi (gồm Ls. Nguyễn Quốc Lân và một số người còn hợp tác lúc bấy giờ) cử Ông Phạm Gia Hoà, một trong những người tình nguyện đầu tiên cho văn phòng LAVAS ở Palawan trước đây, điều tra độc lập. Việc này Sư Cô Diệu Thảo và một số người phụ giúp Sư Sô ở văn phòng BPSOS ở Manila biết.

Khi nhận được kết quả điều tra, tôi quyết định cắt đứt mọi liên lạc với Ông Trịnh Hội kể từ đó.

Nếu các bạn có thắc mắc hay muốn góp ý, xin liên lạc với tôi qua địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Để tiện việc đối chiếu, tôi kèm email đề ngày 1 tháng 2 của các bạn ở dưới cùng.

Thân mến,

Ts. Nguyễn Đình Thắng
Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch, BSPOS

 

==============

Thông Cáo Của BPSOS

Một Số Ðiều Cần Minh Ðịnh Về LAVAS

Nguyễn Ðình Thắng

Ngày 25 tháng 8, 2007

Vì một số bài viết trên báo chí và các trao đổi liên hệ trên internet trong thời gian gần đây, tôi thấy cần minh định một số việc liên quan đến tổ chức LAVAS (Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers) nhằm tránh ngộ nhận. Thực ra có hai tổ chức cùng tên LAVAS, nhưng hoàn toàn tách biệt về pháp lý, tài chánh, và phương cách làm việc.

Tổ Chức LAVAS Thứ Nhất

Luật Sư  Daniel Wolf cùng với tôi thành lập chương trình LAVAS năm 1990, đặt dưới sự quản trị của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển và đượcï đồng bảo trợ bởi:

  • Hội Nghị Người Việt Toàn Quốc Tại Hoa Kỳ (GS Nguyễn Ngọc Bích, Hoa Kỳ)
  • Uỷ Ban Cứu Trợ Thuyền Nhân Canada (TS Lê Văn Mão, Canada)
  • Uỷ Ban Phối Hợp Bảo Trợ Người Việt Tị Nạn Canada (TS Lê Duy Cấn, Ottawa)
  • Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (TS Vũ Quốc Dụng, Ðức)
  • Uỷ Ban Vận Ðộng Yểm Trợ Các Trại Tị Nạn (BS Nguyễn Mạnh Tiến, Úc)

Sau một năm, LAVAS ghi danh hoạt động ở Tiểu Bang Virginia như một hội độc lập, có quy chế miễn thuế riêng. Năm 1991 LAVAS mở văn phòng ở Palawan, Phi Luật Tân, và năm sau đó mở văn phòng thứ hai ở Hồng Kông. Ðể phù hợp với luật lệ sở tại, văn phòng PLT đặt dưới sự quản trị của một luật sư địa phương còn ở Hồng Kông LAVAS hoạt động dưới danh nghĩa của LS Pam Baker.

Qua hai văn phòng này LAVAS đã cử trên hai chục luật sư và nhân viên trợ luật thiện nguyện đến làm việc dài hạn ở PLT và Hồng Kông. Họ cũng đã vào được một số trại tị nạn ở Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương. Tổng cộng LAVAS đã giúp thành công cho trên một trăm gia đình được hưởng quyền tị nạn sau khi “rớt thanh lọc”. Quan trọng hơn, LAVAS đã chuyển nhiều trăm hồ sơ cho Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (UBCNVB) để chứng minh với Quốc Hội Hoa Kỳ sự bất công trong tiến trình thanh lọc. Với hậu thuẫn mạnh mẽ và trường kỳ của Dân Biểu Christopher Smith, cuộc vận động của UBCNVB đã dẫn đến chương trình ROVR (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees), qua đó trên 18 ngàn thuyền nhân đã định cư vào Hoa Kỳ sau khi bị giao trả về Việt Nam từ các trại tạm dung.

Quốc tế chấm dứt vấn đề thuyền nhân Việït Nam năm 1996, nhưng LAVAS vẫn duy trì hoạt động ở PLT. Nhiệm vụ chính của LAVAS trong giai đoạn mới là phối hợp cuộc vận đông chính sách để mở đường định cư cho số 2,500 thuyền nhân và các bạn “lai Mỹ-Việt” còn lại. Công việc lo hồ sơ vẫn còn nhưng chỉ thuần tuý là điền giấy tờ và hướng dẫn cho những ai có cơ hội định cư; vì vậy, năm 1997 LAVAS không gia hạn quy chế miễn thuế, chấm dứt hoạt động như một tổ chức độc lập, và trở lại thành một chương trình của UBCNVB. Chúng tôi tuyển nhiều bạn trẻ đến làm việc tại văn phòng của LAVAS ở Manila, theo thứ tự thời gian: Nguyễn Hoàng Vũ (Úc), Trà Mi (Mỹ), Trịnh Hội (Úc), Phan Song Liên Phúc (Úc), Nguyễn Quân (Mỹ).

Trong khi LAVAS vận động chính phủ PLT cho thuyền nhân ra đi, UBCNVB phối hợp với một số tổ chức ở hải ngoại như Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu và Liên Hội Người Việt Canada để vận động Hoa Kỳ và các quốc gia đệ tam đón nhận thuyền nhân định cư.

Ngày 6 tháng 5, 1997 Bộ Ngoại Giao Hoa Ky, qua thư gởi Dân Biểu Christopher Smith, chính thức đồng ý giải quyết cho một số thuyền nhân còn kẹt ở PLT và bắt đầu thương thảo với chính phủ PLT về việc cho thuyền nhân ra đi. Ngày 23 tháng 7, 1998, Sở Di Trú PLT xác nhận bằng văn thư là sẵn sàng để thuyền nhân đi định cư.  Ngay sau đó đợt thuyền nhân đầu tiên được nhận định cư vào Hoa Kỳ theo diện tị nạn phụ thuộc (nghĩa là đoàn tụ với vợ/chồng đã có quy chế tị nạn ở Hoa Kỳ), kế đến là các hồ sơ bảo lãnh tôn giáo, rồi đoàn tụ gia đình, và nhóm con lai Mỹ-Việt cuối cùng cũng được nhận vào Hoa Kỳ. Một số các quốc gia khác cũng nhận định cư thuyền nhân.

Văn phòng LAVAS ở PLT cuối cùng vận động được chính Quốc Hội PLT nhập cuộc. Ngày 9 tháng 8, 2000, 41 dân biểu và thượng nghị sĩ PLT chính thức gởi thư cho Bà Ngoại Trưởng Madeleine Albright yêu cầu Hoa Kỳ nhận định cư các thuyền nhân còn lại ở Phi Luật Tân. Lá thư này cũng kêu gọi chính phủ Canada và Úc tiếp tay với Hoa Kỳ.

Với diễn tiến khả quan này, năm 2001 chúng tôi quyết định đổi chiến thuật: giúp thuyền nhân tự tổ chức để họ tự lo cho nhau trong đời sống, còn chúng tôi sẽ tập trung thuần tuý vào việc vận động để giải quyết định cư cho toàn bộ số thuyền nhân còn lại. Ðó là lúc chương trình LAVAS chấm dứt vì không cần thiết nữa.

Tổ Chức LAVAS Thứ Hai

Cuối năm 2003, tôi dự buổi họp ở Orange County với một số nhân sự để bàn kế hoạch đẩy mạnh cuộc vận động Hoa Kỳ định cư cho số thuyền nhân còn kẹt ở PLT. Mọi người đồng ý là trọng điểm không phải ở PLT—chính phủ PLT sẽ không cản trở việc ra đi của thuyền nhân—mà là ở Hoa Kỳ: cần vận động chính phủ Hoa Kỳ sớm ban hành chính sách (lúc ấy đang gặp trở ngại ở Sở Di Trú và Công Dân), thương lượng về những tiêu chuẩn nhận định cư càng rộng lượng càng tốt, và bàn thảo việc huấn luyện nhân viên của Sở Di Trú và Công Dân sẽ chịu trách nhiệm phỏng vấn để bảo đảm sự công tâm và tinh thần nhân đạo.

Qua những trao đổi sau đó, tôi được biết ý định của một số nhân sự đã có mặt tại buổi họp kể trên về việc dùng danh nghĩa LAVAS để gây quỹ nhằm tổ chức “trưng cầu dân ý” ở PLT và gởi luật sư sang PLT để giúp thuyền nhân về pháp lý. Tôi giải thích những lý do không tán thành điều này:

– Không cần thiết: Chúng tôi đang điều đình với Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ áp dụng thể thức “tị nạn theo thành phần” (triển khai từ Tu Chính Án Lautenberg) mà đã được thực hiện trong chương trình ROVR trước đây. Thể thức này trắng đen rõ ràng: nếu nằm trong các thành phần ấn định thì hầu như chắc chắn được định cư (trừ khi bị loại trừ vì phạm pháp); bằng không thì chắc chắn không được nhận. Do đó không có nhu cầu can thiệp hồ sơ.

– Trái luật PLT: Luật sư ở các quốc gia khác không có quyền hành nghề ở PLT nếu không có bằng hành nghề.

– Trái luật Hoa Kỳ: LAVAS không còn hiện hữu.

– Vi phạm thể thức cứu xét hồ sơ tị nạn của Hoa Kỳ: Bộ Ngoại Giao chính thức tuyên bố rằng “không có chỗ nào cho các luật sư tư can dự vào tiến trình này”. (Xem bài báo Houston Chronicle đính kèm.)

Nhưng sau đó một số cuộc gây quỹ đã được tổ chức dưới danh nghĩa LAVAS. Sau khi tìm hiểu thì tôi được biết đây là một tổ chức hoàn toàn mới, ghi danh hoạt động ở Tiểu Bang California, và không có quy chế miễn thuế. Tổ chức LAVAS này khác với tổ chức LAVAS ở trên. Tổ chức LAVAS này chịu trách nhiệm riêng trong việc khai báo thu nhập và đóng thuế với Sở Thuế Liên Bang và Tiểu Bang cũng như báo cáo tài chính thu chi với người đóng góp.

Trước đây tôi đã một lần lên tiếng về vấn đề này nhưng không nhắm vào cộng đồng Việt. Trong thời gian gần đây số bài viết trên báo chí và qua internet có nhắc đến LAVAS ở những thời điểm hoạt động khác nhau mà không phân biệt hai tổ chức trùng tên nhưng không liên hệ gì nhau này.

Bài viết minh định này cần thiết để bảo đảm uy tín cho những tổ chức đã cùng nhau khởi dựng, phát triển, và hỗ trợ cho LAVAS từ khi thành lập năm 1990 đến khi ngưng hoạt động năm 2001.

=====

 

Email ngày 1 tháng 2 năm 2020 của 21 cựu thuyền nhân

CỰU THUYỀN NHÂN VN

Ở PHI LUẬT TÂN LÊN TIẾNG

Chúng tôi ký tên dưới đây là đại diện của gần 3000 thuyền nhân cùng đồng bào tỵ nạn bị kẹt lại ở Phi Luật Tân, cực lực phản đối những tin tức bịa đặt với mục đích phỉ báng và phủ nhận công lao của luật sư Trịnh Hội trong công cuộc vận động và tranh đấu để giúp đỡ chúng tôi đến đến bờ tự do sau gần 20 năm vất vưởng với cuộc sống không quy chế tại quốc gia nhân đạo này.

Mặc dù chúng tôi đã được chính phủ PLT cho phép cư trú để không bị cưỡng bức hồi hương về VN, và mặc dù cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã hết lòng yểm trợ và giúp đỡ, quyên góp để xây dựng Làng Việt Nam tại hòn đảo Palawan hầu cho chúng tôi có chỗ nương thân. Tuy nhiên sau mọi cố gắng và nỗ lực của người chỉ huy Làng VN là Sơ Pascal Lê Thị Tríu, để tạo dựng những cơ sở sản xuất thực phẩm và công ăn việc làm cho người tỵ nạn không thành công, vì thế để sống còn, anh chị em chúng tôi đã phải tản mát đi khắp mọi nơi trên gần 1000 hòn đảo khác ở PLT để kiếm sống.

Trong những năm tháng cơ cực, tuyệt vọng và tủi nhục đó, vị ân nhân duy nhất tại hải ngoại đã hy sinh cả tương lai và sự nghiệp đến với chúng tôi để chia sẻ nỗi thống khổ, đó chính là luật sư Trịnh Hội (LSTH). Ông đã đến PLT vào năm 1997, cùng lúc với nhiều cá nhân và tổ chức giúp người tỵ nạn khác như LAVAS, do LS Nguyễn Quốc Lân làm chủ tịch hội đồng quản trị, cô Jacqueline Phượng, giám đốc điều hành, có sự tiếp tay của LS Daniel Wolf cùng một số thành viên khác. BPSOS do TS Nguyễn Đình Thắng làm giám đốc, CĐ người Việt Tự Do Úc Châu mà đại diện là BS Nguyễn Mạnh Tiến, cùng anh Đoàn Việt Trung v..v…. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn thì hầu hết các tổ chức bênh vực người tỵ nạn đều bỏ cuộc, cuối cùng chỉ còn lại một mình LSTH mà thôi.

Thật ra, thoạt tiên LSTH dự định tình nguyện làm việc trợ giúp pháp lý cho người tỵ nạn khoảng 1 năm, sau đó sẽ trở về Úc Châu là nơi mà ông và gia đình đang định cư để hành nghề luật sư. Thế nhưng, thông cảm với cuộc sống không tương lai, vô tổ quốc của anh chị em chúng tôi, nhất là khi các tổ chức tranh đấu cho người tỵ nạn đều đóng cửa văn phòng! LSTH đã không nỡ ra đi mà đành phải hy sinh ở lại để tiếp tục giúp đỡ và an ủi chúng tôi qua sự hỗ trợ của một số thân hữu cùng các luật sư thuộc tổ chức LAVAS, cùng CĐNVTD Úc Châu. Còn BPSOS thì tuyệt đối chấm dứt mọi liên lạc cùng mọi dịch vụ “giúp người vượt biển”! Thậm chí LSTH đã bỏ lỡ đi một cơ hội làm việc cho Tối Cao Pháp Viện Úc Châu chỉ vì xót xa cho những người thiếu may mắn hơn mình.

Trong vài năm đầu LSTH chỉ giúp đỡ pháp lý cho các trường hợp đoàn tụ gia đình, tức là giúp những người tỵ nạn có thân nhân ở nước ngoài bảo lãnh. Nhưng sau đó, cảm thông với những bế tắc và cuộc sống vô định hướng của gần 3000 người tỵ nạn, LSTH đã quyết định dấn thân để vận động và tranh đấu cho chúng tôi có cơ hội được định cư tại các quốc gia tự do như Mỹ, Úc, Canada hoặc ở Âu Châu v..v… Chúng tôi đã chứng kiến cuộc vận động kiên trì, đầy gian truân và thử thách này của LSTH. Một thân một mình lặn lội từ Úc Châu đến Hoa Kỳ, Canada và cả Na Uy. May mắn thay nỗ lực đấu tranh đó của ông đã được sự tiếp tay của những tình nguyện viên khác ở nước ngoài mà anh chị em chúng tôi đã chứng kiến và hân hạnh được tiếp xúc, gặp gỡ ngay tại trụ sở làm việc nghèo nàn của LSTH tại Manila, như luật sư Nguyễn Quốc Lân, chủ tịch tổ chức LAVAS tại California, cùng với các LS Trần Kinh Luân, Trần Thái Văn, Từ Huy Hoàng, Nguyễn Quang Trung… và quý vị tình nguyện viên. Chúng tôi cũng có dịp tiếp đón các nhạc sĩ Nam Lộc và Trúc Hồ cùng bà Khúc Minh Thơ đến Manila để can thiệp với Sơ Pascal cùng Đức Giám Mục Ramon Anguelles, xin tam ngưng vận động đạo luật thường trú tại quốc hội PLT trong thời gian mà bộ ngoại giao Mỹ đang cứu xét dự án định cư người tỵ nạn VN tại PLT do LSTH đệ trình. Chúng tôi cũng hân hạnh được tiếp đón nhà vận động trẻ đến từ Na Uy, đó là cô Trần Kiều v..v…

Mối liên hệ giữa các thiện nguyện viên nói trên cùng các thành viên của tổ chức LAVAS California và LSTH diễn ra rất tốt đẹp, rõ ràng là họ đã tích cực hỗ trợ và tiếp tay LSTH, nhân vật chính trong cuộc vận động thành công vượt ngoài sự mong đợi của tất cả mọi người khi các quốc gia đồng loạt nhận hết số đồng bào còn kẹt lại tại PLT. Tuy nhiên có một vết đen trong thời gian lịch sử này, đó là sự lên tiếng của ông Nguyễn Đình Thắng, giám đốc cơ quan Cứu Người Vượt Biển (BPSOS), khi ông phổ biến thông cáo phủ nhận tin BNG HK đã nghiêm chỉnh cứu xét và chấp thuận dự án định cư của LSTH, đồng thời ông Thắng cũng “trấn an” đồng bào tỵ nạn chúng tôi là: hãy tiếp tục cuộc sống bình thường, đừng hy vọng hão huyền mà tin là sẽ được nước Mỹ nhận vào định cư v..v.. và v..v… Nhưng không may và thật ngỡ ngàng cho ông Thắng, bởi vì người quyêt định cho sự chấp thuận dự án này là bà Kelly Ryan, phụ tá thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách về tỵ nạn. Qua sự hỗ trợ của Refugee Council USA cùng 2 bức thư giới thiệu của các Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy và John McCain, bà Ryan đã tiếp xúc, thảo luận cũng như lắng nghe ý kiến trực tiếp từ LSTH (chứ không phải một số nhân viên cấp dưới của BNG mà ông Thắng dò hỏi tin tức). Sau đó bà Kelly Ryan đã đích thân bay sang PLT để tìm hiểu hoàn cảnh cùng gặp gỡ đồng bào tỵ nạn chúng tôi, và sau khi kiềm chứng được sự thật, thì chính bà đã loan báo quyết định của chính phủ Hoa Kỳ, để rồi cuối cùng gần 3000 người tỵ nạn bị bỏ quên chúng tôi đã được đặt chân đến bến bờ tự do. Công lao đó rõ ràng như ban ngày, không ai có thể phủ nhận được, mặc dù chưa bao giờ LSTH tự nhận điều này!

Nhưng rất ngạc nhiên là trong thời gian gần đây, bỗng dưng có những người không liên can gì đến, hoặc không biết gì về lịch sử của giai đoạn này, hoặc vẫn còn sống ở VN trong thời gian khi những chuyện này xẩy ra, như là một vị linh mục, có tên là Joseph Thiện Nguyễn và được phụ lực bởi những kẻ đánh phá vô trách nhiệm khác, họ đã phổ biến những bản tin cùng luận cứ giả dối nói là “luật sư Trịnh Hội đã dành công của người khác trong cuộc tranh đấu và vận động cho thuyền nhân cùng người Việt tỵ nạn tại PLT”. Đây là những lời phát biểu vô ý thức và vô tình nhục mạ sự hiểu biết của chúng tôi, đồng thời chứng tỏ tâm địa hẹp hòi, ích kỷ và tỵ hiềm nhỏ bé của những kẻ đã đưa ra các tin tức xảo trá nói trên. Trên trang Facebook của LM Thiện Nguyễn, ông ta đã viết rằng: “Thuyển nhân từ Phi Luật Tân được chính phủ Hoa Kỳ cho định cư mà nghĩ do công Trịnh Hội, thì các bạn mang tội vô ơn với LAVAS suốt thời gian qua. Trịnh Hội chỉ là kẻ cướp công”!

Đồng thời qua một chương trình phỏng vấn của ông Ngụy Vũ vào ngày 8 tháng Giêng, 2020 vừa qua, có một người tên Bình, tự nhận là cựu chủ tịch cộng đồng người Việt ở TB Massachusetts?, ông ta đã dựa vào tin tức của BPSOS để lên tiếng chỉ trích và phủ nhận những điều mà chúng tôi, cũng là nhân chứng sống đã viết ở trên. Đặc biệt và khôi hài nhất là khi ông ta nói rằng: LSTH chỉ bắt đầu có mặt ở PLT vào năm 2006, tức là vào thời điểm mà đồng bào tỵ nạn tại đây đã được các chính phủ Mỹ, Canada, Úc Châu và Na Uy nhận cho định cư (tài liệu tham khảo: https://youtu.be/CdFEegZLUM0).

Thưa cha Thiện, thời gian mà LSTH đang cực khổ vận động cho chúng tôi, thì lúc đó ông đang ở VN. Vậy lấy tư cách gì mà ông có thể khẳng định những điều mà ông đã viết nói trên?  Chính tổ chức LAVAS và chủ tịch là LS Nguyễn Quốc Lân không thắc mắc thì lý do nào mà ông cha này lại tung tin thất thiệt đi khắp mọi nơi với mục đích gì? Ông đã nghe lời ai xúi bẩy để làm chuyện đó? Làm linh mục thì tuyệt đối phải ngay thẳng và thành thật đề hướng dẫn con chiên, chứ sao ngài lại phát biểu những lời gian dối như vậy. Anh em chúng tôi cũng là người Công Giáo, nhưng có lẽ chưa bao giờ phải đối đầu với một vị chủ chăn đã có những hành vi khác hẳn với các vị lãnh đạo tinh thần thuộc bất cứ một tôn giáo nào mà chúng tôi đã gặp!

Cám ơn quý vị đã lắng nghe câu chuyện của các nhân chứng sống, hy vọng sẽ làm cho bọn đưa tin giả từ nay sẽ không còn dám ló mặt hay trơ trẽn lộ diện trong cộng đồng người Việt tỵ nạn của chúng ta.

Đại diện thuyền nhân và đồng bào tỵ nạn VN tại Phi Luật Tân ký tên: (đây chỉ là một số nhỏ đại diện các vùng và tiểu bang mà anh chị em chúng tôi giữ liên lạc với nhau mà thôi).

– Sang Nguyễn , Long Beach, California / (949.300-4902)

– Lê Bảo Thiên, South Carolina

– Hào Nguyễn, Orange County, California

– Mai Hữu Tú, Norway

– Hiếu Nguyễn, Seattle, Washington

– Thiên Kim Huỳnh, Orlando, Florida

– Linh Lê, Arizona

– Khen Hữu Trần, Boston, Massachusetts

– Kelly Trương, Roanoke, Virginia

– Phương Nguyễn, Atlanta, Georgia

– Tôn Thất Lam Sơn, Dayton, Ohio

– Lê Minh Vũ, Cincinnati, Ohio

– Phương Trần, Columbus, Ohio

– Hiền Đoàn, San Jose, California

– Robin Trần, vùng Houston, Texas

– Tâm Trần, vùng Dallas, Texas

– Huỳnh Ngọc Đạt, Vancouver, Canada

– Vân Võ, Concord, California

– Uyên Lê, Santa Clara, California

– Phát Nguyễn, Sydney, Australia

– Chương Nguyễn, Melbourne, Australia

====================

English Translation

Response to the email from 21 former boat people in the Philippines about BPSOS, LAVAS, and Mr. Trịnh Hội

March 4, 2020

Dear former boat people,

Someone forwarded me your email dated February 1, 2020, by your group of 21 individuals representing nearly 3,000 former boat people who used to be in the Philippines. I am not surprised at the content as there were a few people who had raised similar points to me in the past; If someone asked me, I would answer that person individually, and whatever the person asks me, I will answer such questions. Now that you have sent the email to me in a public setting, I am replying to all of you in a public setting.

In short, what you wrote is inaccurate. Perhaps you heard one side of the story and believe fiction which was made up by someone’s fantasy.

I will discuss the facts which you misinterpreted about: LAVAS, BPSOS position with respect to the boat people in the Philippines, our advocacy for their resettlement, factors that caused the Department of State to change its policy, the negotiations on the procedure and criteria of the interviews, developments which BPSOS opposed, and some points that were not mentioned in the email but you should know. You can check out most of the facts that I pointed out.

Since there are many details, my answer is a bit long. I hope you understand.

LAVAS Background information

In response to the unfair “screening” (refugee status) in the Comprehensive Plan of Action (CPA), introduced internationally in 1989, in 1990 Attorney Daniel Wolf and I formed Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers (LAVAS), a BPSOS program to provide legal aid to boat people asylum applications. Just a few months later, BPSOS opened LAVAS legal offices in Palawan, the Philippines and then in Hong Kong. We sent several waves of lawyers and interpreters to serve at these two offices until mid-1996. Sometimes teams of lawyers from these two offices often come to work in the holding camps in other countries.

At the end of 1992, we decided to spin off LAVAS as a separate organization to be able to operate “in peace” in the holding camps as BPSOS confronted more and more strongly and openly the unfair policies of the countries hosting the holding camps and the United Nations High Commissioner for Refugees. We registered LAVAS as a not-for-profit organization with the state of Virginia and applied to the Internal Revenue Service (IRS) for a 501 (c) (3) tax exemption. According to the procedures at that time, the tax exemption was only valid for 5 years. We could apply subsequently for a permanent extension.

The spinning off was merely a formality. In practice, LAVAS was still managed from the BPSOS office.

When the 5-year deadline came, i.e., at the end of 1997, we did not renew the tax exemption status and did not re-register with the Commonwealth of Virginia. That meant the LAVAS organization stopped all activities. The reason was that there was no longer a need for legal aid by lawyers like during the screening phase. All the people on the LAVAS Board of Directors, including myself, were automatically considered to have resigned. LAVAS came back to BPSOS as a BPSOS program; all its records, funds, and books were back under the management of BPSOS.

We closed the LAVAS office in Hong Kong but maintained LAVAS operations in the Philippines to continue to support the former boat people here and seek opportunities to resettle them.

So, when I brought Mr. Trịnh Hội from Hong Kong to the Philippines, it meant that he worked in the LAVAS program of BPSOS. All the work you thought that Mr. Trịnh Hội had done on his own from 1997 to 2000 was actually implementing the mission and policy developed by BPSOS.

BPSOS Approach

To remedy unjust “screening” and the forced repatriation policy, since 1990, BPSOS had advocated both legal protection through LAVAS and international advocacy to change policy. In 1994, the BPSOS policy campaign was strongly supported by Congressman Christopher Smith (Republic, New Jersey). As a result, in late 1995 the US government opened the program Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees (ROVR). From 1998 to 2000, this program resettled more than 18,000 former boat people after their repatriation, including those in the only forced repatriation in the Philippines. You can see Congressman Smith’s own account of the ROVR Program:

The ROVR Program could be implemented only in Vietnam, consequently, former boat people in the Philippines like you were not considered. Sister Pascale Lê Thị Tríu called for the establishment of a Vietnamese Village to permanently settle them in Palawan. BPSOS advocated finding a way for former boat people to settle by expanding the ROVR program to the Philippines. Because of this approach of BPSOS that a number of overseas people, including the media, condemned BPSOS for sabotaging the “Vietnam Village” plan.

In the last months of 1996 and in early 1997, we helped former boat people who did not want to stay in Vietnam Village relocate to other places to find a livelihood. We arranged to take them out of Palawan by boat; when they arrived in Manila, they were allowed to stay in the church where the two priests were serving – Fr. Vũ Đảo and Fr. Joseph Nguyễn Trọng of the Society of the Divine Word.

In 1997, when most boat people had left Palawan, BPSOS moved its office to Manila where the former boat people stopped by each time they came to Manila to purchase goods for resale on the islands. They gathered to have a chance to meet one another, to get information on what might have transpired regarding decisions by various authorities on whether they were about to be resettled or not, and to seek help if needed. I asked Buddhist Nun Thích Nữ Diệu Thảo to manage this office. She knew a Vietnamese Buddhist whose Filipino husband was an adviser to President Fidel Ramos. This couple helped facilitate the establishment of this office.

BPSOS maintained our LAVAS office in the Philippines to: (1) assist former boat people and update them on developments; (2) advocate for their resettlement. We recruited young individuals from the US and Australia to work at this office; they worked and lived here. BPSOS paid for all the expenses associated with the office and those who came from other countries to work as shown below by chronological order: Nguyễn Hoàng Vũ (Australia), Trà Mi (US), Trịnh Hội (Australia), Phan Song Liên Phúc (Australia) và Nguyễn Quân (US).

Advocacy for the resettlement of former boat people

The advocacy for resettlement was conducted in 3 phases.

Phase 1

We began to advocate in late 1996. The first obstacle we had to overcome was the inertia of third countries (resettlement countries), beginning with the US. The US Department of State blamed the CPA Program agreement which the US had signed in 1989 with the countries with holding camps, the Philippines being among those, claiming that the CPA Program did not permit the resettlement of asylum seekers who were denied refugee status. Their position was that this group of asylum seekers had to go back to Vietnam first before they might be offered resettlement in a third country, but it was already past the registration deadline of the ROVR Program.

To overcome this obstacle, our plan was to select cases which met the US immigration requirements and use them as a test. We focused on 2 categories: (a) family reunification (standard immigration category and asylum seeker’s dependent category) and (b) religious refugees sponsored by religious organizations (Refugee Worker Visa, hoặc R1). Because this batch of test cases rely on existing immigration laws, we did not have to wait for the Department of State to make a policy decision.

Our Manila office collected information from all boat people who met the program’s criteria and forwarded it to the BPSOS office in Virginia where we helped the refugees’ relatives in the US apply to sponsor their family members. Concurrently, I worked to convince a Buddhist temple in San Jose – whose abbot was Most Venerable Thích Giác Lượng – and another Buddhist temple in Virginia – whose abbot was Most Venerable Thích Trí Tuệ – to sponsor a number of former boat people under the R1 category, including the Buddhist nun Diệu Thảo, Venerable Thích Thông Đạt, and several Buddhist believers who had been helping these clerics, including one of those who signed the email dated February 1 of this year.

The above-mentioned Filipino husband of the Buddhist introduced me to the authorities of the Philippines to ensure that they would not prevent the settlement of these former boat people. In some meetings, I requested Nun Diệu Thảo to accompany me. I then sent Mr. Trần Quang Nhân, whom probably many of you remember, from the US to the Philippines to continue the advocacy with Nun Diệu Thảo.

On July 23, 1998, the Philippine Bureau of Immigration confirmed in writing its readiness to allow former boat people who had found sponsors to emigrate. Dozens of former boat people were resettled in the US under the 2 previously mentioned categories. These resettlement cases refuted the position of the US (and other third countries) that, due to CPA restrictions, they could not bypass the Philippines and resettle former boat people who had not been granted refugee status.

When a number of sponsorship cases were due for review, Congressman Smith requested the Department of State to arrange for interviews to take place at the US General Consulate in Manila. On May 6, 1997, the Department of State replied that it would negotiate with the government of the Philippines on this issue.

In your joint email, you mentioned that Mr. Trịnh Hội had worked on boat people cases involving family reunification. This is not accurate. Most sponsorship cases had been completed before Mr. Trịnh Hội came to the Philippines. Moreover, after he arrived in the Philippines, Mr. Trịnh Hội could not set foot inside the General Consulate for a long time, something I will expand on in a subsequent section.

Phase 2

After overcoming the first obstacle, BPSOS began Phase 2: We advocated with the US, Australia and Canada to issue a policy to resettle former boat people who were stuck in the Philippines. Unlike family reunification or R1 petition filed under existing law, refugee immigration is subject to the policy of each government.

To initiate the second phase, we met with members of the Congress of the Philippines after introductions by the Filipino husband of the above-mentioned Vietnamese Buddhist. On August 9, 2000, 41 Philippine congressmen and senators sent a letter to Secretary of State Madeleine Albright, asking the US to resettle the boat people who were still in the Philippines. This letter also called for the governments of Canada and Australia to collaborate with the US.

I immediately forwarded this letter to the Vietnamese Canadian Federation, through Dr. Lê Duy Cấn, PhD, and the Vietnamese community in Australia, through Dr.. Nguyễn Mạnh Tiến, MD, for them to advocate with their governments at the same time as BPSOS advocates with the US government. I assigned Mr. Trịnh Hội the responsibility of coordinating with Dr. Nguyễn Mạnh Tiến and with Dr. Lê Duy Cấn in this advocacy.

In 2000, to focus our efforts on the advocacy to resettle former boat people who were still in the Philippines and reopen the HO and U11 Programs in Vietnam, I suggested to two organizations which had cooperated with LAVAS in the years 1990-1997, namely the International Society for Human Rights in Germany and the Council of Vietnamese Refugee Supporting Organizations in Australia (COVRSOA) to fund and manage the LAVAS office in Manila. COVRSOA accepted this responsibility to support BPSOS.

A short time before all this, BPSOS filed papers to sponsor Mr. Trịnh Hội under the foreign worker – HB1 Visa Program for him to work in the US in terms of helping me through this phase and also making it easier for him to receive my guidance and supervision.

The major obstacle in this phase was “being topical.”: Former Vietnamese boat people in the Philippines, former re-education camp inmates (HO Program), and Vietnamese who were employed by US entities (U11 Program) are all “dated cases”: All over the world, there were untold refugee cases which were more pressing and required the third countries to assign them higher priority.

Phase 3

The terrorist acts of September 11, 2001 in the US unexpectedly created an opportunity for the Department of State to consider the “dated” cases.

The anti-terrorism Patriot Act, enacted in late October 2001, required the Immigration and Naturalization Service (INS) to thoroughly investigate the background of all immigrants, including refugees, to weed out terrorists. This requirement stopped the resettlement of refugees. Before, the US immigration rate topped out at 100,000 per year; right after the Patriot Act was promulgated, this number hit bottom.

Congressman Smith, who had always supported refugees, asked the State Department to quickly increase the number of resettlements. The State Department had to pay attention because Congressman Smith, as Chair of the  Subcommittee on Human Rights of the Foreign Affairs Committee of the House of Representatives, could affect a portion of the State Department’s budget. Congressman Smith was backed by Senator Sam Brownback (Republican, Kansas), who was then Chairman of the Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs of the Senate Foreign Relations Committee and could impact  a portion of the budget.of the State Department.

In response to the urging from Congress, the State Department chose an approach  which was a compromise: creating a new position, Deputy Assistant Secretary of State in the Office of Population, Refugees and Migration (PRM), whose primary function is seeking to increase the number of resettlements. The nominee for this position was Ms. Kelly Ryan, based on the suggestion by Congressman Smith through the recommendation of Mr. Grover Joseph Rees, Chief of Staff of Congressman Smith. Ms. Ryan used to work for Mr. Rees when he was the General Counsel of INS. Mr. Rees later became the first US ambassador to East Timor.After a series of consultations with US organizations advocating for refugees, Ms Ryan found that the only way to increase the number of resettlements without violating anti-terrorism laws was to favor “old” cases – the terrorists would have found it difficult to blend into the group of applicants whose paperwork trail went between a few years to over a dozen years.

In late 2001, the State Department agreed to reopen the HO and U11 Programs for former re-education camp inmates and former US government employees who could not escape from Vietnam. However, negotiations with the Vietnamese government did not go smoothly..

On February 12, 2004, Senator Brownback, as Chairman of the Senate Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs, held a hearing on trade and human rights in US-Vietnam relations. At the hearing, I urged the US to accept the resettlement of former boat people in the Philippines, including you. And at the beginning of the hearing, Senator Brownback spoke in support of this immigration policy for former boat people. You can check here: https://www.govinfo.gov/content/pkg/CHRG-108shrg93953/html/CHRG-108shrg93953.htm

The purpose of the hearing was: if the US Congress was to support the policy of expanding relations with Vietnam, the State Department must urgently start the resettlement program for former boat people stranded in the Philippines and reopen the HO and U11 Programs. and implement quickly the P1 immigration program (also advocated by BPSOS) to allow entry into the US directly from Vietnam. A representative from the State Department was present at the hearing.

Shortly thereafter, the State Department announced its decision to resettle former Vietnamese boat people who were still in the Philippines. It wasn’t until 2006 that the Humanitarian Resettlement (HR) program was announced, due to lengthy negotiation with Vietnam; This program resettled more than 1,000 HO and U11 cases. You can read more about this program here: https://luutrutailieu.wordpress.com/2015/07/05/nguyen-quoc-khai-bpsos-tiep-tuc-ho-tro-ct-hr/

Congressman Smith and Senator Brownback deserved much credit for enabling the policy to resettle these two groups of “dated” Vietnamese cases.

Many other groups of refugees with “dated” cases were resettled in large waves, such as the 9,000 Laotian Hmongs who had lived for nearly a decade on the grounds of Wat Tham Krabok Temple in Thailand, and the 13,000 Somali Bantus refugees which had been stranded for a long time in Kenya, among others. As a result, the number of resettled refugees reached half of the previous level. You can learn more from the statistics of the US Office of Refugee Resettlement at: https://www.acf.hhs.gov/orr/resource/annual-orr-reports-to-congress-2005- table-1-arrivals-by-country-of-origin-fy-1983-2005

See, now you can appreciate that what you have today in the US is due to the aforementioned efforts, not at all like the story that you’ve been told for such a long time. With just some understanding of how policy is made in the US, you will find that the story you heard is a product of fantasy.

BPSOS negotiated with the US government

While the decision of the State Department was a major turning point, it was not sufficient: just as important, how would each case be reviewed. This is the prerogative of INS. I met many times with both the State Department and INS to propose that INS use the procedure and criteria of the ROVR Program, which meant expanding the ROVR Program which was implemented earlier in Vietnam to include former boat people who were still in the Philippines.

ROVR procedure and criteria, which BPSOS had also negotiated, was to consider refugee status eligibility “by category” in the spirit of the Lautenberg Amendment (applicable to Jewish and Indochinese refugees). This is different from the approach of the UN High Commissioner for Refugees, which is to consider the individual circumstances of each applicant. According to the Lautenberg Amendment, whoever belongs to one of the categories already defined by INS was considered a refugee, almost automatically. I advocated for INS to treat cases involving those unable to apply for a household registry when returning home as ROVR cases. This recommendation was accepted and contributed to the success rate, 90% of returnees were classified as legitimate refugees following their ROVR interviews.

After many negotiation sessions in the early months of 2004, the State Department and INS accepted my suggestion to apply the procedures and criteria of the ROVR Program to former boat people in the Philippines. I knew that the prospects for them to be considered for granting refugee status would be very high because who could have applied for a household registry if they returned after 14 or 15 years in the Philippines?

At the final negotiation meeting, Ms. Ryan told me that Ms. Dorothea Lay, a former colleague of Ms. Ryan and former employee of Mr. Rees at INS, would be the leader of the interview team in the Philippines. Ms. Lay was the one who established the ROVR Program in Vietnam in 1998. Present at the meeting, Ms. Lay assured me that generous criteria would apply when reviewing the cases of boat people in the Philippines. I felt very reassured.

BPSOS opposes improper and unlawful practices

When you believe that BPSOS opposed the settlement of former boat people in the Philippines, you have closed your own eyes and decided to believe the myth without verifying the facts. BPSOS is an organization with a long history of vigorous and continuous advocacy for former boat people, including you, to be allowed to emigrate to the US.

You mentioned the contributions of Refugee Council USA. Yes, this coalition contributed to the advocacy. I know because BPSOS is a member and I am on the Board of Directors of this coalition of refugee advocacy organizations. You can check this out at: https://rcusa.org/members/ and at: https://rcusa.org/about/.

You mentioned the joint letter from Senators Edward Kennedy and John McCain. Yes, they did write it, and I welcomed their support. But in Congress, refugee settlement was not within the purview of these two. That authority rested with Congressman Smith and Senator Brownback. At the link to the hearing chaired by Senator Brownback you can verify that Senators Kennedy and McCain were not on the Foreign Relations Committee, meaning that they had no influence on US refugee settlement policy.

But you are right, I used to object to the work of Mr. Trịnh Hội and his associates. The story is as follows.

In late 2003, I attended a meeting at the office of Attorney Nguyễn Quốc Lân in Orange County, and participants included a number of individuals such as Mr. Trịnh Hội, Mr. Nam Lộc, Attorney Trần Kinh Luân, Mr. Ngụy Vũ, and possibly a few other people I don’t remember. Mr. Trịnh Hội proposed a plan to raise funds to bring an impressive group of singers and musicians to the Philippines for a concert and using this opportunity to conduct a “referendum” to see if the former boat people wanted to resettle or stay in the Philippines. and used the referendum results to persuade the Philippine Congress to let the former boat people resettle in the US.

I described BPSOS’s efforts to advocate for the settlement of former boat people stuck in the Philippines. After sharing my analysis with the participants, everyone present agreed that the focus of the advocacy was not in the Philippines but in the US capital to address the remaining inconsistencies between the State Department and INS, to advocate for the adoption of ROVR criteria and procedures, and call for the training of INS interviewers to ensure that they were prepared to be fair and humane before they left for the Philippines.

All the participants agreed that the plan proposed by Mr. Trịnh Hội (bringing a performing group to the Philippines to hold a concert and using the occasion to conduct a “referendum”) was inappropriate and unnecessary. The meeting came to a close with this consensus.

But just a few hours after the meeting, I received an email from Mr. Trịnh Hội stating that he still wanted to raise funds for the concert during which to hold a “referendum”, and send attorneys to the Philippines, all in the name of LAVAS.

I objected immediately, because:

-That unilateral decision showed that the meeting was completely meaningless and a waste of time for me and those who sincerely wanted to help.

-The “referendum” is not necessary because who among the former boat people would not want to resettle in the US?

– Advocating with the Philippine Congress is not necessary because more than 3 years ago, Philippine congressmen and senators already called on the US Secretary of State to resettle the former boat people.

– Sending an attorney to the Philippines to prepare case files for the boat people is not necessary once INS agreed to apply the procedures and criteria of the ROVR Program. Furthermore, that was not allowed because the State Department prohibited the involvement of a third party. This was precisely what Ms. Ryan said in person to Attorney Nguyễn Quốc Lân and Mr. Trịnh Hội at a meeting at the State Department and repeated by a State Department official in response to the Houston Chronicle:

https://www.chron.com/news/houston-texas/article/Stranded-Vietnamese-a-concern-to-local-community-1640265.php

– Using the name of LAVAS to raise funds is illegal because LAVAS no longer exists as an independent organization, and is also disrespectful because I had already told Attorney Nguyễn Quốc Lân and Mr. Trịnh Hội, in no uncertain terms, that they may not use the name of LAVAS, a BPSOS program, for fundraising.

Thanks to the above Houston Chronicle article, I discovered that Attorney. Nguyễn Quốc Lân and Mr. Trịnh Hội had quietly registered an organization in the state of California named LAVAS to raise funds. After several large fundraisers, the organization quietly closed down. Why didn’t they choose another name? Did this organization with the same name as the authentic LAVAS have a tax ID issued by INS, have tax exemption status and file tax returns?

To protect my reputation after others have done their thing, on August 25, 2007, I issued a statement, “Needed Clarifications About LAVAS”, attached at the end of this article.

Debunking a few more myths

Some of you may be shocked because the myths fed to you so long ago have been debunked. Here are a few more myths that you should also reconsider.

Mr. Trịnh Hội claimed that VOICE had a presence and had been operating in the Philippines since 1997. Not true. There was only BPSOS at that time, and the LAVAS office in the Philippines was part of BPSOS. VOICE was established 10 years later.

Mr. Trịnh Hội said that he had to survive on $100/month while serving boat people. Incorrect. All his expenses for air travel, transportation, food, accommodation, visa fees, etc. were paid by BPSOS. The $100/month was for miscellaneous expenses, not extravagant, but not insignificant relative to the standard of living in the Philippines at that time. In 1999, when BPSOS sponsored Mr. Trịnh Hội to enter the United States under H1B, we were required to pay the salary set by the Department of Labor, but it could not have been $100/month. At that time BPSOS had no extra funds; every month, I took a pay cut to pay Mr. Trịnh Hội.

You think that Mr. Trịnh Hội helped to prepare family reunification applications  for some former boat people. Not true. As mentioned, most applications for family reunification and R1 visa petitions had been completed before Mr. Trịnh Hội arrived in the Philippines. After he arrived, Mr. Trịnh Hội couldn’t do anything about these files because of a serious mistake. When he just arrived in the Philippines to start his job, Mr. Trịnh Hội was indiscreet in airing his comments on the US Consul General to an American based in Vietnam who visited Manila.

This person told the Consul General what he had heard. Both the US General Consulate and the State Department told me about this, and they reminded me many times that if BPSOS still used Mr. Trịnh Hội, BPSOS should not expect their cooperation. I had to ask Mr. Rees, every time he was on business in Manila for the US Congress, to help ease this tension. At the same time, I met privately with some State Department officials to reassure them that Mr. Trịnh Hội would not be assigned any work involving the US General Consulate.

Throughout the following year, those who had found sponsors had to go by themselves to their interviews unless BPSOS found someone to accompany them such as Mr. Trần Quang Nhân, to provide guidance and interpret for them. This you can check with Nun Thích Nữ Diệu Thảo and many people in the two sponsorship categories mentioned above, including one who signed the email on February 1 of this year.

In 1999, I received many complaints from former boat people at the BPSOS office in Manila about Mr. Trịnh Hội. I decided to bring Mr. Trịnh Hội to the US to assist our advocacy, but mainly for me to supervise him more closely, with the hope that there would be some improvement. Time passed. Around early 2001, I received many complaints from former boat people living in different cities. We (including Attorney Nguyễn Quốc Lân and a few collaborators at that time) sent Mr. Phạm Gia Hoà, one of the first volunteers who worked in the LAVAS office in Palawan, to conduct an independent investigation. Nun Diệu Thảo and some of the people who assisted her at the BPSOS office in Manila knew of this.

Upon receiving the findings of the investigation, I decided to cut off all contact with Mr. Trịnh Hội.

If you have any questions or would like to comment, please contact me at: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

For ease of reference, I am including your email of February 1 at the end of my email.

Sincerely,

Dr. Nguyen Dinh Thang

CEO and President, BSPOS

 

Viết một bình luận