Hiệp ước mậu dịch EU – Việt Nam: Lợi ích gì cho nhân quyền và dân chủ?

* Khai thác sân chơi và luật chơi mới

Hôm nay Nghị Viên Âu Châu thông qua Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Liên Âu – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Ước Bảo Hộ Đầu Tư (IPA). EVFTA gần như sẽ có hiệu lực ngay, còn EVIPA sẽ phải chờ từng quốc hội của tất cả 27 quốc gia thành viên Liên Âu chuẩn duyệt thì mới có hiệu lực. Chỉ riêng hiệp ước EVFTA cu~ng đã mở ra một sân chơi mới, với những luật chơi mới.

Vấn đề đặt ra là chúng ta, những người quan tâm đến nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam, có đủ sức khai thác và khai thác như thế nào sân chơi mới này để cải thiện tình trạng nhân quyền và tiến dần đến dân chủ.

Muốn chuyển dịch thể chế độc tài sang dân chủ thì lực lượng cổ suý dân chủ phải mạnh hơn về lực và vững hơn về thế so với lực lượng chuyên chế cầm quyền. Phong toả kinh tế tự nó không thay đổi tương quan lực và thế giữa người dân và chế độ. Ngược lại, hỗ trợ một quốc gia phát triển kinh tế cu~ng không tự nó làm thay đổi thể tương quan ấy. Venezuela và China là dẫn chứng.

Chủ trương của chúng tôi (BPSOS) là khai thác các hiệp định mậu dịch, kể cả Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay EVFTA, để tạo cơ hội cho nhân quyền và dân chủ.

Trong giai đoạn thương thảo hiệp ước, chúng tôi kết hợp với những tổ chức nhân quyền thân hữu để cài vào nội dung hiệp ước các điều khoản nhân quyền và các điều kiện về thể chế. Mục đích là đặt luật chơi và dọn trước sân chơi thuận lợi cho việc bảo vệ nhân quyền và phát triển phong trào dân chủ. Đồng thời, chúng tôi đào tạo, huấn luyện, hỗ trợ để người dân tăng khả năng và mức độ sẵn sàng để khai thác luật chơi và dụng võ trên sân chơi mới.

Trong thời gian Hoa Kỳ thương thảo TPP với Việt Nam năm 2008, chiến lược này đã đạt một số thành tựu: Việt Nam đã ký Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn, ký Công Ước LHQ về Quyền của Người Khiếm Dụng, ký Hiệp Định Thư Palermo về Chống Buôn Người, chấp nhận các điều kiện về quyền lạo động, trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh… Song song, năm 2015 Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Trade Promotion Authority (S. Amdt. 1237), đặt tự do tôn giáo làm ưu tiên khi Hoa Kỳ thương thảo mậu dịch với bất kỳ quốc gia nào.

Về tăng lực và thế cho người dân ở trong nước, chúng tôi năm 2012 triển khai chương trình xây dựng nội lực cho các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc ở trong nước, năm 2015 khởi xướng Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Vùng Đông Nam Á hàng năm, năm 2016 hỗ trợ hình thành Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam, năm 2018 tạo điều kiện để các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc tham gia các sự kiện quốc tế như Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng Thăng Tiến Tôn Giáo, các cuộc kiểm điểm của LHQ đối với Việt Nam…

Đối với EVFTA và EVIPA, nhiều tổ chức nhân quyền ở Âu Châu, với sự hưởng ứng của một số tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, đã thành công trong việc cài đặt các điều khoản về quyền lao động, biến đổi khí hậu, nhân quyền, tính minh bạch, thể chế pháp trị… vào nội dung của EVFTA.

Việt Nam đã chấp nhận một số nhượng bộ cụ thể như để Bà Trần Thị Nga cùng gia đình đi Mỹ, tạm thả Ông Ngô Hào để chữa bệnh, chấp nhận cho phái đoàn Liên Âu thăm các tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Hoàng Đức Bình và Nguyễn Bắc Truyển.

Và quan trọng không kém, các cuộc vận động vừa qua đã tạo bàn đạp cho các cuộc vận động tương lai:
– Gần 200 nghị sĩ, tức 27% Nghị Viện Âu Châu, bỏ phiếu chống. Họ là những đồng minh “phía trong” của chúng ta trong các cuộc vận động nhân quyền và dân chủ sắp đến. Chưa kể 16% bỏ phiếu trắng hoặc không bỏ phiếu – họ có thể sẽ đứng cùng với chúng ta nếu được vận động.
– Trên 100 tổ chức nhân quyền và xã hội dân sự sẽ là đồng minh “phía ngoài” của chúng ta.
– Nhiều vị trong số 401 nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ cu~ng sẽ lên tiếng mạnh mẽ trước các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vì lỡ bảo đảm rằng EVFTA sẽ giúp cải thiện nhân quyền và không muốn bẽ mặt.
– Nhiều chục tổ chức người Việt ở trong và ngoài nước đã thao dợt về vận động quốc tế vận.

Đối với chúng tôi, điều cần thiết là thu hoạch các thành quả của ngày hôm nay để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh ngày mai. Trong tinh thần đó, ngày hôm nay BPSOS đã khởi động cuộc vận động Nghị Viện Âu Châu cho 2 vấn đề:
– Phục hồi quyền công dân cho người Hmong và người Tây Nguyên theo Đạo Tin Lành
– Trả tự do cho tù nhân lương tâm

Viết một bình luận