• Việt Nam trong tầm ngắm của quốc tế vì trừng phạt người báo vi phạm nhân quyền
Mạch Sống, ngày 25 tháng 12, 2019
http://machsongmedia.com
Trong thời gian tới đây những người báo cáo vi phạm nhân quyền sẽ được quan tâm và bảo vệ hơn nữa bởi LHQ cũng như bởi nhiều quốc gia thành viên. Họ được xem là cộng tác viên quan trọng giúp LHQ theo dõi việc các chính quyền thực thi những cam kết về nhân quyền.
Ngày 9 tháng 9 vừa qua Tổng Thư Ký LHQ công bố bản phúc trình về tình trạng hăm doạ và trả thù người báo cáo vi phạm nhân quyền; Việt Nam là một trong số các chính quyền bị nêu đích danh. Tiếp theo, tại buổi họp của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ phiên thứ 42, ngày 19 tháng 9 Ông Andrew Gilmour, Phụ Tá Tổng Thư Ký LHQ đặc trách nhân quyền, phân tích tình trạng và các hình thức trấn áp người báo cáo vi phạm.
Theo Ông Gilmour, khi một chính quyền trả thù các người báo cáo thì vô hình chung thừa nhận rằng việc báo cáo là chính đáng: “Một số chính phủ tỏ ra sẵn sàng dùng bất cứ biện pháp nào để trừng phạt những ai hợp tác với chúng tôi. Điều này thực ra làm nổi bật tính công lý cho việc làm của các nạn nhân”.
Bà Nguyễn Phương Anh, đại diện Việt Nam, phát biểu về báo cáo của Tổng Thư Ký LHQ, Geneva ngày 19/09/2019 (ảnh LHQ)
Tại phiên họp, Bà Nguyễn Phương Anh đại diện cho Việt Nam khẳng định là “Việt Nam lên án mạnh mẽ và không chấp nhận mọi hành vi trả thù và đe doạ đối với những ai hợp tác với LHQ và các định chế nhân quyền”, đồng thời phủ nhận các thông tin trong bản phúc trình của Tổng Thư Ký LHQ, đổ lỗi là do nguồn tin không chính xác. Xem: https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights/videos/393874991515153/
Ngày 24 tháng 9 Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thông qua Nghị Quyết Số 42/28 tái khẳng định là các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo vệ người báo cáo vi phạm nhân quyền và phải điều tra và trừng phạt các hành vi hăm doạ hoặc trả thù họ. Nguyên văn nghị quyết: https://documents-dds-ny.un.org/…/G…/284/27/PDF/G1928427.pdf
Ngày 18 thang 10, 71 quốc gia ra tuyên bố chung ủng hộ nghị quyết này và cam kết cùng hành động để bảo vệ những người báo cáo vi phạm nhân quyền: “Tuyên bố chung này gửi một thông điệp rằng chúng tôi trân quý những đóng góp của họ và sẽ tiếp tục giảm thiểu các rủi ro mà họ phải đối mặt và cung ứng cho họ các cơ hội để làm việc một cách có ý nghĩa với hệ thống LHQ,” Bà Karen Pierce, Đại Sứ Anh Quốc tại LHQ, phát biểu thay cho 71 quốc gia ký bản tuyên bố chung.
Xem toàn văn bản tuyên bố chung: https://www.gov.uk/…/we-strongly-condemn-any-act-of-intimid…
“Sự quan tâm gia tăng này của LHQ và quốc tế nói chung sẽ củng cố không gian an toàn cho những người báo cáo vi phạm nhân quyền ở Việt Nam,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định. “Từ năm 2015 đến nay, chúng tôi đã đào tạo khoảng 2 nghìn thành viên của các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc về báo cáo vi phạm.”
Riêng trong năm 2019, số người này đã soạn gần 50 bản báo cáo vi phạm để BPSOS nộp cho LHQ. Gần 200 bản báo cáo đã được nộp cho LHQ từ năm 2015 đến nay.
Ts. Thắng kêu gọi người Việt ở trong nước, nhất là thành viên của các cộng đồng tôn giáo và sắc dân bị bách hại, gia tăng hợp tác với các định chế nhân quyền LHQ qua các bản báo cáo vi phạm. BPSOS đã soạn nhiều tài liệu huấn luyện về báo cáo vi phạm. Xem: http://dvov.org/freedom-of-religion-or-belief-online-train…/.
Theo Ông, một đóng góp thiết thực của người Việt ở hải ngoại là hỗ trợ cho đồng bào trong nước thực hiện các bản báo cáo vi phạm và dịch các bản báo cáo từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
“Chúng tôi cũng mở các buổi huấn luyện trực tuyến cho người Việt ở hải ngoại về báo cáo vi phạm và về kỹ năng dịch thuật,” Ts. Thắng cho biết.
Để có thêm thông tin về các khoá đào tạo hoặc nếu muốn tình nguyện trong lĩnh vực dịch thuật, xin liên lạc: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
Bài liên quan:
Tổng Thư Ký LHQ: Chính phủ Việt Nam trả thù những người báo cáo vi phạm nhân quyền
http://www.machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1487-2019-09-13-23-22-24
Các công ước LHQ về nhân quyền: Việt Nam đã ký thì phải thực thi
http://www.machsongmedia.com/…/1501-2019-11-13-02-49-50