Niềm cảm kích của một người trẻ đối với lớp người đi trước

LTS: Mạch Sống xin giới thiệu bài viết của Cô Nguyễn Khuê Tú, cư dân thành phố Vancouver, Canada và hiện là sinh viên y khoa năm thứ 2. Cô Khuê Tú từng là Uỷ Viên Nhân Quyền của Liên Hội Người Việt Canada và hiện là thành viên hải ngoại của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Ngày 4 tháng 6 năm 2015, cô tham gia cuộc điều trần tại Quốc Hội Canada về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Tuần sau đó cô sang Hoa Thịnh Đốn để tiếp tay tổ chức Ngày Vận Động Cho Việt Nam được BPSOS thực hiện hàng năm tại Quốc Hội Hoa Kỳ và chương trình vinh danh Quân Lực VNCH ngày 19/06/2015 ở Kennedy Center. Ngày 10 tháng 7, cô đã đại diện Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam tham gia buổi kiểm điểm định kỳ của LHQ đối với chính quyền Việt Nam trong việc thực thi công ước quốc tế về quyền phụ nữ và trẻ em; kết quả, Uỷ Ban Kiểm Điểm của LHQ đã chính thức nêu mối quan tâm về tình trạng chính quyền Việt Nam đàn áp các phụ nữ tranh đấu cho nhân quyền. Đọc bản tiếng Anh ở phần cuối.

Những Hạt Ngọc Kỷ Niệm Trong Dòng Suy Tưởng Từ Ottawa Đến Washington Và Genève

Nguyễn Khuê Tú

Trong cái thế giới nhỏ của riêng mình, quyển nhật ký của tôi kể từ năm 2011 bắt đầu có thêm những cảm xúc, kỷ niệm với các Cô, Chú, Bác mà tôi có dịp gặp khi làm việc trong cộng đồng và hoạt động về nhân quyền cho Việt Nam.  Tôi muốn ghi lại vì tôi biết chắc rằng sau này thế nào tôi cũng phải có lúc tìm đuợc thì giờ viết một cuốn sách về những câu chuyện ấy.  “Sau này” nghĩa là 5, 7 năm nữa khi tôi học xong, hay có thể lâu hơn thế nữa. Nhưng bây giờ tôi không thể nào không viết một vài trang theo yêu cầu của Chú Nguyễn Ngọc Duy – chủ bút mới năm nay của Đặc San Liên Hội Nguời Việt Canada: hãy viết cho giới trẻ đọc về kinh nghiệm của một nguời trẻ làm việc cộng đồng.  Ít nhất tôi cũng phải kể một vài kỷ niệm trong kỳ hè năm vừa qua (2015).

Tôi không dám chắc sẽ viết đuợc như ý muốn của chú Duy là để khuyến khích người trẻ ra làm việc cộng đồng, nhưng hãy thử bắt đầu tìm cảm hứng bằng cách kể lại vài kỷ niệm với những đôi giày.

Vâng, chỉ là chuyện của những đôi giày, và cả những đôi dép nữa.  Tôi thi xong môn chót ngày 2 tháng 6, 2015, từ phòng thi chạy thẳng ra phi truờng nơi Mẹ tôi đã mang valise ra đó đợi tôi để cùng bay sang Ottawa.  Hôm sau Bác LDC chở tôi đi đón Chú NĐT về nhà Bác để sửa soạn ra điều trần truớc Quốc Hội Canada.  Chú T buớc vào nhà truớc, Bác C cúi xuống xếp đôi giày của chú T vừa cởi ra và nói một mình: “Đôi giày này chắc 10 năm rồi, mòn vẹt hết cả thế này đi trơn ngã chết”.  Bác chợt nhận ra tôi đứng ngay sau lưng bác và đang nhìn… đôi giày của Bác.  Bác nhìn xuống giày mình rồi tự nhiên dơ bàn chân lên một chút khoe đế giày: “À, giày này của bác hễ mỗi lần nó mòn đế là bác lại đưa nguời ta đóng đế lại, đi tốt lắm”.   Tôi cố gắng không cười như thói quen cười trêu chọc Mẹ tôi.  Tôi chưa bao giờ biết có việc đóng lại đế giày — nguời ta chỉ việc mua đôi mới.

Cô Khuê Tú tại buổi điều trần ở Canada, ngày 04/06/2015

Chuyện đôi giày ở nhà Bác C làm tôi chợt nhớ đến đôi dép đi trong nhà của Bác LTV trong lần Bác V ghé nhà tôi trên đường hai bác cháu về từ đại hội của MLNQVN ở California. Đôi dép có quai bằng luới đen mà khi thấy Bác V đi Mẹ tôi reo lên vì Mẹ tôi cũng vẫn còn đi đôi dép ấy, cũng mua ở chợ VN tại Montreal hơn 30 năm truớc.  Đôi dép đã hoàn toàn không còn cái gì gọi là đế nữa, nó mỏng tanh. Tôi chợt có một ý vui: từ nay khi gặp các Bác PHT, Bác NBT, Bác ĐTL, Bác ĐTD, Bác NPP, Cô CTBN, Cô HN, Chú ĐVN và tất cả các Cô Chú Bác trong các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền là tôi nhất định sẽ phải nhìn kỹ… giày của các vị này.  Biết đâu tôi sẽ tìm đuợc một chi tiết đặc biệt nào thú vị từ những đôi giày đó.

Vậy mà chỉ mấy tuần sau, tại phòng họp của Liên Hiệp Quốc ở Genève, tôi gặp Bác VVA, Cô YL, và anh VTN thì tôi lại quên mất việc nhìn giày. Có một điều khác thu hút sự chú ý của tôi hơn. Hình ảnh một người đàn ông tóc bạc mặt đẫm mồ hôi, chống gậy đi khập khiễng vào phòng họp, ngồi xuống giữa khu ghế hoàn toàn là phụ nữ (đại diện các tổ chức xã hội dân sự của phụ nữ các nuớc) để tranh đấu cho quyền phụ nữ trong một ngày nóng kỷ lục của Genève (41ºC) làm tôi sững sờ cảm động.

Bây giờ tôi vẫn còn giữ tờ giấy hai bác cháu viết qua lại trong phòng họp. Lúc ấy trong cặp tôi có một mảnh giấy khác nữa từ Washington DC mà tôi cũng giữ lại để lại làm… tài liệu.  Gọi là mảnh giấy không đúng lắm, nó là vỏ một bịch kẹo Skittles nhỏ, thức ăn trưa của Chú NĐT.  Chú chia cho tôi một nửa bịch thức ăn lành mạnh này: “Ăn tạm đi nhé, không có thì giờ ăn trưa đâu” khi mọi nguời chạy từ văn phòng Nghị Sĩ này đến Dân Biểu kia trong Ngày Vận Động cho Việt Nam.


Cô Khuê-Tú cùng với Mẹ (áo xanh), Cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees, và 2 giáo dân Cồn Dầu vừa định cư tị nạn ở Hoa Kỳ từ Thái Lan, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 17/06/2015

Nhắc đến những ngày ở Washington DC, không thể nào không kể đến buổi hội thảo của giới trẻ.   Dù không phải là một đề tài chính trong buổi hội thảo, cả phòng bỗng nóng rực lên khi gần cuối giờ một bạn gay gắt phê phán cách làm việc, cách đối xử của các Chú, Bác đối với giới trẻ.   Tôi cũng thấy đầu mình nóng bừng lên, tinh thần căng thẳng.  Tai tôi nghe từng lời các bạn phát biểu, mắt tôi nhìn luớt qua nét mặt từng người tham dự, để hiểu ra rằng: có lẽ mình sắp phải – một mình – bơi trên dòng nuớc ngược.  Có nên không?  Nói lên một sự thật, không khó, nhưng nói thế nào để sự thật trái tai ấy đuợc chấp nhận bởi một số đông đang tức giận (vì họ cũng đang nói lên sự thật họ đã trải nghiệm) quả không dễ chút nào.

Những người trẻ tham dự cuộc hội thảo này là đã có lòng quan tâm đến việc chung, việc của cộng đồng, và những người đang gay gắt, tức giận kia chính là những người đã từng làm việc cộng đồng thì mới có kinh nghiệm như thế, nên tôi không thể hấp tấp làm họ tức giận thêm.  Tôi không hề biết truớc sẽ gặp tình cảnh này, còn đang lắng nghe và suy nghĩ thì người điều hợp chương trình báo đã đến giờ nghỉ để qua phần thảo luận từng nhóm.  Tôi tự trách mình chần chừ, chậm chạp.   Không biết còn chú bác nào khác đóng lệ phí ghi danh vào nghe chương trình hội thảo mà tôi không nhìn thấy hay không, nhưng tôi thấy rõ nét đăm chiêu, buồn bã của Chú ĐVN và 2 Chú khác trong phái đoàn từ Ontario cùng với Chú ĐVN.

Cô Khuê Tú tại buổi hội thảo của giới trẻ, ngày 18/06/2015

Một nguời với 5 năm làm việc cho các tổ chức trong cộng đồng như tôi lại ngồi im lặng, không đứng lên nói rằng: “Nếu chúng ta gặp phải những kinh nghiệm tồi tệ khi làm việc với một người nào thì tôi nghĩ đó là do cá tính của riêng người đó, không thể coi đó là đặc tính của cả một lớp tuổi, hay số đông trong lớp tuổi đó. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm rất khác biệt của tôi khi tiếp xúc, làm việc với các Cô, Chú, Bác.  Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện tuổi của họ gấp 3 lần tuổi chúng ta vì tâm hồn họ rất trẻ, cởi mở, trong sáng, sẵn sàng lắng nghe và thảo luận một cách công bằng, bình đẳng, và cách làm việc của họ chuyên nghiệp không khác gì khi tôi làm việc với các tổ chức thiện nguyện của Canada.  Kiến thức và kinh nghiệm của họ đáng để tôi học hỏi, tình yêu bền bỉ của họ đối với quê hương và với lý tuởng tự do đáng đuợc kính phục.  Dĩ nhiên không phải chỉ có một mình tôi có cái may mắn đó.  Tôi vẫn thấy không thiếu những truờng hợp những nguời trẻ làm việc rất hợp, rất tốt đẹp với thế hệ cha chú.  Ngoài những tổ chức tôi làm việc, tôi có những nguời bạn hoạt động rất tích cực trong các tổ chức khác có rất nhiều người trẻ (như tổ chức VT chẳng hạn). Sự thật là các thế hệ vẫn làm việc chung với nhau rất thành công, làm việc với tất cả sự tôn trọng nhau.”  Đáng lẽ tôi phải nói như thế, nhưng tôi vừa bỏ lỡ và cảm thấy đau khổ.

Nhưng rốt cục tôi vẫn còn cơ hội vì câu chuyện này lại vẫn tiếp tục nóng bỏng trong giờ thảo luận trong nhóm của tôi. Các bạn lại tha hồ nói không cần giữ gìn gì nữa.  Tôi chọn một cách nói hoàn toàn khác với ý định mấy phút trước:

“Vì mọi nguời cho rằng rất hiếm có những nghệ sĩ, vận động viên người Mỹ gốc Việt thành công nên chúng ta vừa đuợc xem một dương ảnh các thí dụ về thành công của họ (thí dụ như cầu thủ bóng đá trong Major League Soccer, nghệ sĩ hóa trang trên Youtube, v.v.) để chúng ta đuợc truyền cảm hứng và học hỏi từ họ, để chúng ta biết rằng những thành công đó hiện hữu và chúng ta có thể học hỏi từ những câu chuyện của họ. Điều này rất tốt và đó là một bài thuyết trình rất tích cực, có tính cách xây dựng.

“Tôi biết trên thực tế có rất nhiều thí dụ về việc thế hệ trẻ chúng ta làm việc rất tốt đẹp với các thế hệ chú bác của chúng ta.  Nhưng điều này hình như là một tin mới lạ cho tất cả mọi người ở đây, vì tôi thấy chúng ta đã dùng một tiếng đồng hồ cuối cùng vừa qua để trút hết ra mọi tệ hại trong mối quan hệ giữa thế hệ lớn tuổi với thế hệ chúng ta, và đổ lỗi khá nhiều cho họ trong sự bất hòa này.  Chúng ta là những người muốn phục vụ cộng đồng, quan tâm đến cộng đồng nguời Việt, phải không? Vậy chúng ta sẽ giải quyết, học hỏi đuợc gì sau cuộc thảo luận một chiều này về mối tương quan giữa các thế hệ, hay sẽ chỉ thấy cay đắng hơn cả truớc khi vào hội thảo?  Tại sao chúng ta chỉ lập lại nhiều lần về những khó khăn khi làm việc cùng nhau, mà không làm nổi bật lên các trường hợp những người trẻ và người lớn tuổi làm việc rất tốt đẹp với nhau, giống như chúng ta vừa xem các dương ảnh giới thiệu những truờng hợp hiếm hoi của các nghệ sĩ và vận động viên người Mỹ gốc Việt thành công? Khi nào thì chúng ta sẽ thực hiện dương ảnh giới thiệu những truờng hợp thành công trong sự hợp tác làm việc giữa các thế hệ để chúng ta học hỏi và lấy cảm hứng từ những trường hợp này?”


Cô Khuê Tú (áo dài hoa) hướng dẫn quý khách tham dự chương trình Kennedy Center, ngày 19/06/2015

Tôi rất mừng vì các bạn đồng ý với tôi, không ai có ý kiến gì phản đối, và không khí gay gắt cũng nguội dần đi.

Sau đó tôi đi Genève tham dự phiên họp của Liên Hiệp Quốc về quyền phụ nữ như đã kể ở trên.  Không biết có phải vì việc tố cáo những vi phạm của CSVN ở các phiên họp này hay không mà tôi nhận đuợc một điện thư dài 2 trang từ một người nhận là nguời trẻ từ Việt Nam đang du học ở Âu châu.  Thư viết rất ngọt ngào, thân thiện, nhưng đại ý cũng vẫn là những nguỵ biện thuờng gặp: người dân chỉ muốn sống trong hoà bình ổn định để xây dựng đất nuớc giàu mạnh (tức là chế độ độc tài cứ tiếp tục đàn áp dã man và người dân phải im lặng sao?); muốn giúp đất nuớc một cách đứng đắn và hiệu quả thì nên đoàn kết, hợp tác với nhau (nghĩa là hợp tác cả với cái xấu xa, hợp tác với những người cố ý gây ra tội ác hay sao? nghĩa là phê bình những sai trái, mang những bất công và tội ác ra ánh sáng là không đoàn kết sao?); việc đả phá, bêu xấu đất nuớc VN với quốc tế để mong họ can thiệp chỉ làm chính mình xấu hổ, làm nhục đất nuớc, thiệt hại cho người dân (nghĩa là phải nhắm mắt để đảng CSVN tiếp tục đánh lừa quốc tế, ký kết mọi công uớc quốc tế nhằm huởng những quyền lợi để làm giàu thêm cho riêng họ mà không hề thực hiện điều cam kết phải tôn trọng nhân quyền với người dân sao?).


Phái đoàn Việt Nam tại buổi kiểm điểm định kỳ về quyền phụ nữ và trẻ em, ngày 10/07/2015

Ngoài giọng đạo đức kêu gọi hợp tác với mục đích xóa mờ ranh giới giữa cái đúng và cái sai, kêu gọi “đoàn kết” và giữ “hoà bình, ổn định” là để trói tay nạn nhân và bảo vệ cho kẻ gian ác, tác giả bức thư còn dành cả trang ca tụng người trẻ là những tài năng, đầu óc sáng suốt, trẻ trung, tầm nhìn không bị che khuất bởi bóng ma của quá khứ và thù hận v.v.  Trong thư không nói gì đến thế hệ lớn tuổi nhưng rất dễ để nhận ra thâm ý ca tụng giới trẻ để khích bác, chia rẽ người trẻ như tôi và thế hệ chú bác của tôi – những người mà CSVN phải tìm mọi thủ đoạn để loại ra khỏi những tổ chức cộng đồng. Tôi hiểu CSVN khai thác triệt để tất cả mọi khác biệt về tôn giáo, địa phuơng, dĩ nhiên họ không bỏ qua vấn đề tuổi tác để chia rẽ chúng ta, nhưng tôi vẫn trả lời, cứ tin đó là suy nghĩ của một bạn trẻ thật sự đang đi du học ở Âu châu. Vì đang nghỉ hè nên thư tôi cũng khá dài, trả lời chân thành từng điểm. Tôi cũng nói thêm đến vấn đề “già – trẻ” ở xã hội tôi đang sống mà tôi cũng ghi lại ở đây.

Ở Bắc Mỹ, không chỉ riêng trong cộng đồng nguời Việt, những người lớn tuổi đã về hưu, không còn bận rộn với sinh kế và nuôi dạy con cái, mới chính là thành phần đóng góp lớn lao về tài chính và nhân lực vào sự vận hành xã hội qua những hoạt động thiện nguyện.  Nền văn hóa ở đây khuyến khích và trân quí những người lớn tuổi vẫn hoạt động phục vụ xã hội.  Không phải họ chỉ đuợc tin tưởng ở công việc thiện nguyện không lương, mà trong cả những nhiệm vụ tối cao của quốc gia.  Hãy nhìn vào Thượng Viện Hoa Kỳ: không có luật giới hạn số tuổi nào gọi già quá tuổi để làm Thượng Nghị Sĩ, chỉ giới hạn không đuợc trẻ duới 30 tuổi.  Hiện nay trong 100 Nghị Sĩ Hoa Kỳ do dân bầu, 62% trên 60 tuổi, trong đó có 24 người trên 70 tuổi và 5 người trên 80 tuổi.

Những ngày ở Genève, không biết tại sao bất cứ khi nào đuợc ngắm những cảnh đẹp tưởng như tranh vẽ do Bác TVT hoặc Chú TXS đưa đi tôi đều chợt nghĩ đến các Cô, Chú, Bác mà tôi từng làm việc chung.  Có lẽ nét mặt buồn bã vô cùng của ba người chú từ phòng hội thảo giới trẻ ở Washington DC theo tôi đến tận Genève.  Tôi tự hỏi: Có bao nhiêu cảnh đẹp các Cô, Chú, Bác ấy chưa đặt chân đến, bao thú vui họ chưa tham dự, bao sở thích riêng chưa thực hiện?   Điều kỳ diệu nào khiến những người sau bao năm làm việc lo toan cho gia đình và xã hội, khi đến tuổi có thể hưởng cuộc sống an nhàn, đi du lịch v.v. thì họ lại vẫn tiếp tục vất vả dành dụm tất cả tiền bạc, thì giờ, sức lực để vừa xây dựng cộng đồng, vừa tranh đấu bênh vực cho những nguời còn ở lại quê hương, vừa phải gánh chịu bao tị hiềm, bôi bẩn, mạ lỵ vô căn cứ mà không hề nản chí?  Có phải sức lực bền bỉ đó, tinh thần hăng say đó chính là đặc tính mà giới trẻ luôn hãnh diện về mình hay không?

Cô Khuê Tú đại diện Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam tại trụ sở LHQ ở Geneva, ngày 10/07/2015

Đó là lý do tôi chưa bao giờ nhận ra sự cách biệt tuổi tác khi tôi làm việc với những người gấp 2, 3 tuổi của mình.  Cái tinh thần và sức lực làm việc ấy nhiều khi tôi thấy mình chưa theo kịp đuợc.

Viết đến đây, chưa kịp kết luận thì tôi nhận đuợc tin đau buồn quá bất ngờ về Gs. Nguyễn Ngọc Bích làm tôi như ngộp thở.  Bác Bích đúng là mẫu người tôi vừa tả ở trên, vẫn làm việc hăng say với sức lực của một thanh niên có lý tưởng cho đến giây phút cuối cùng.  Thời gian tôi làm việc với Bác (trong “Nhóm Nghiên Cứu” do Chú NĐT thành lập gồm mấy sinh viên lập hồ sơ cho những tù nhân lương tâm, và các Chú, Bác dịch tài liệu từ trong nuớc gửi ra) chưa tới một năm, nhưng tôi biết Bác nhiều qua các công việc khác của Bác.  Tôi đã đọc nhiều lời tiếc thương, thấy sâu sắc và thấm thía hơn mình có thể viết.  Chỉ riêng tôi ngơ ngác, biết rằng mình không còn cơ hội để nhìn xem đôi giày của Bác có gì đặc biệt không.

Truớc khi ngồi xuống viết, tôi đã sắp xếp một đoạn kết trong đầu nhưng bây giờ tôi không nhớ ra và sẽ không còn thì giờ để suy nghĩ nữa.  Nhưng có hề chi, hãy để những dấu chấm cho những nguời cũng thấy lòng tràn đầy sự biết ơn và hãnh diện về các thế hệ truớc viết tiếp dùm tôi ….

********

Gems from Last Summer: A Stream of Consciousness of Musings from Ottawa, to Washington, to Geneva

Within my own small world, in 2011 my diary started collecting memories, thoughts, and feelings I had about people I’ve had the opportunity to meet, and with whom I did community work and advocated alongside on issues about human rights in Vietnam.  I wanted to write them down because I was sure that one day I’d have to find the time to write a book on them—”one day” meaning maybe 5, 7 years from now, after I’ll have finished my studies, or even later than that.  However, today, I can’t help but write a bit upon the request of Mr. Nguyen Ngoc Duy, this year’s new editor for a special issue of the Vietnamese Canadian Federation’s magazine: the request was to write a piece for the younger generation, recounting my experiences as a youth involved in community work.  So I thought that, at the very least, I’d recount some gems from last summer (2015).

I’m not sure whether I’ll satisfy Mr. Duy’s request—that is to encourage young people to get involved in community activities—but I’ll try to find the inspiration to start by recounting some memories that involve shoes.

Yes, this is simply a story about shoes, maybe some slippers too.  I finished my last final exam on June 2, 2015 and rushed from the exam room straight to the airport where my mom was already waiting for me, with all our luggage to fly to Ottawa.  The next day, Bac LDC drove me to the airport pick up Chu NDT who came to join me at the testimony on violations of human rights in Vietnam on Parliament Hill.  Chu T entered the house first, followed by Bac C who muttered to himself while putting Chu T’s shoes away: “These shoes look 10 years old, they’re so worn out.  Wearing them risks a bad fall.”  He then realized that I was right behind him and was looking… at his own shoes.  He glanced at the shoes he was wearing, and lifted them up to explain to me: “Ah, but my shoes, each time they get worn out, I’d replace the heels.  So they become like new, very comfortable.”  I held in my laughter (if it had been my mother, I would have laughed and teased her); I had never heard of people replacing the heels of their shoes—people just got new shoes.

The story about shoes at Bac C’s house reminds me of the slippers that Bac LTV wore at my house after we came back from the Vietnam Human Rights Network 11th General Congress in California.  When my mom saw the black slippers with a mesh top, she exclaimed that they were identical to the very slippers my mom still wore to that day, also purchased from a Vietnamese store in Montreal more 30 years ago.  The soles of Bac LTV’s slippers were eroded to a thin sheet.  I therefore came up with a fun idea: from then on, whenever I meet people like Bac PHT, Bac NBT, Bac ĐTL, Bac ĐTD, Bac NPP, Co CTBN, Co HN, Chu ĐVN and others in organizations that advocate for human rights, I’ll have to observe something carefully… their shoes.  Who knows… maybe I’d find something interesting about them.

Yet only a few weeks later, in a meeting room at the United Nations in Geneva, I totally forgot to look at Bac VVA, Co YL and Anh VTN’s shoes.  Something else caught my attention—the image of a grey-haired man, whose face was glistening with sweat, limping into the room with a cane, who sat down in a room full of women (representatives of civil society organizations in Asia) to advocate for women’s rights on one of the hottest days in Geneva’s history (41ºC) moved me so much.  I was rocked to my core.

To this day, I still have the piece of paper that the two of us used to pass notes to each other in the meeting room.  At that time, my backpack contained another piece of paper from Washington DC that I have also kept to this day to store as a … “document.”  In fact, it wasn’t a piece of paper, but actually the wrapper of a small bag of Skittles that was actually Chu T’s lunch.  Chu T had shared half of this healthy lunch with me, saying, “Eat this for now, we won’t have time for lunch,” when we went from room to room to meet with Senators and Representatives during Vietnam Advocacy Day.

Speaking of my days in Washington DC, I of course have to mention a youth summit that I attended.  Although the intergenerational gap wasn’t the main theme of the event, the temperature in the room rose when, near the end of one of the sessions, a young participant harshly and severely criticized the treatment of young people by some people of the older generations.  I also found my cheeks heated up, my mind and body tensing up.  As my ears absorbed every word spoken, my eyes scanned every face of those present and I knew that maybe I’d soon have to—by myself—swim against the current.  Should I do it?  To voice the truth isn’t difficult, but to speak a truth that is difficult to swallow such that an angry audience can accept it (because their different experiences were also true) is not easy at all.

The youth who attended the event are passionate about collaboration, about community work, and these individuals who were currently upset and angry are people who have worked in the community to be able to have these bitter experiences; so I shouldn’t rush to potentially upset them more.  I had no idea that I would find myself in this situation, and was listening intently and thinking when the discussion moderator notified that it was break time, to be followed by breakout small group discussions.  I was disappointed in myself for being too slow, for hesitating.   I don’t know who else paid the registration fee to come in and listen to these discussions, but I definitely saw the sad, dejected, and pensive faces of Chu ĐVN and 2 other Chu from his Ontario delegation.

I was someone with 5 years’ experience working with various community organizations, yet I just sat there, silent, unable to stand up and say: “If we encounter terrible experiences working with certain individuals, I think they were due to the unfortunate personalities of those specific individuals; one can’t assert that everyone, or even most, in that age group is like those people.  I would like to share some very different experiences I had when I worked with other Co, Chu, Bac.  I actually never even think about the fact that their age is three times mine because their spirit is so youthful, open-minded, genuine, totally willing to listen and discuss in a fair and equal manner.  The way they work is professional, no different from other non-Vietnamese organizations in Canada that I work with.  Their knowledge and experience are valuable for my own learning, their endless love for their native country and their ideals of freedom worthy of utmost respect.  I know for sure that I am not the only youth who has been fortunate to have these positive experiences.  I see that there is no shortage of examples where youth and older folks work so amiably together.  Aside from the organizations that I work with, I have friends who actively work with other organizations which have many youths involved.  Truth is, generations young and old have always worked together very well, with all the respect due.”  I should have said all that, but I had just let that opportunity slip by, which pained me.

However, it turned out that I still had an opportunity because this issue carried on, still with the same fervor, in the group discussion of which I was part that followed.  The participants perhaps felt more comfortable speaking out and did not hesitate to vent.  I chose an approach for my spiel that was completely different from my intended approach a few moments earlier:

“Since it is thought that successful Vietnamese-American athletes, artists, etc. are ‘uncommon’, we were shown a slideshow of examples of successful Vietnamese-Americans (e.g. a Major League Soccer player, a YouTube makeup artist, etc.) so that we can know they exist, be inspired from them, and learn from their stories.  This is great and a very positive and constructive presentation.

“I know for a fact that there are numerous examples of where our generation (or younger generations) work extremely well with our more senior generations.  This appears to be news to everyone here, considering we have spent the last hour venting at how terrible the relationships between the older generations and ours are, pretty much blaming them for this struggle.  We are people who want to serve our community, who care about our Vietnamese community, right?  So what can we possibly resolve, or learn, from this one-sided discussion about our intergenerational dynamics—or will we leave this discussion even more bitter than before we entered it?   Why are we just repeating over and over again how hard it is to work together but not highlighting the cases where young people and older people work so well together like what we just saw in that earlier slideshow introducing ‘rare’ examples of successful Vietnamese-American artists and athletes?  When will we create slideshows and showcase examples of successful inter-generational collaboration and learn from them, be inspired by them?”

I was really happy because my peers in the group agreed with me, and did not challenge this view, and the tense atmosphere gradually abated.

After that, I went to Geneva to attend meetings at the United Nations in Geneva regarding women’s rights, which I have mentioned earlier.  I don’t know whether it was due to my reports of violations by the Communist Party of Vietnam at these meetings or not, but I received an email about 2 pages long from someone who claimed to be a youth from Vietnam who was currently studying in Europe.  The email was written in a very friendly and sweet tone, but the gist of it all was more of the same fallacies that one often encounters: the people of Vietnam just want to live stable and peaceful lives to develop the country into prosperity (meaning a totalitarian regime can continue to inhumanely oppress the people and they must keep silent?); if one wants to help the country, a serious and effective way is to unite, collaborate with each other (meaning one has to collaborate with those who intentionally commit crimes against humanity? Meaning criticizing and shining light on injustices and evil is wrong because it’s not “unifying”?); criticizing and condemning Vietnam in international fora in the hopes that the latter would intervene only embarrasses us, humiliates the country, harms the people (meaning one has to turn a blind eye and let the Communist Party of Vietnam continue to deceive the international community, ratify all conventions and treaties to reap from their benefits to deepen their own pockets but not respect their commitments to uphold fundamental human rights?).

In addition to the hypocritical call for collaboration with the purpose of erasing the difference between right and wrong, and the call for “unity, peace and stability”, etc. in order to tie the hands of victims, which protects the perpetrators of the violations, the author of the email also allotted an entire page praising young people for their talents, as the brightest of brains, as youthful, as those whose vision is not blocked by ghosts of history and revenge, etc.  The email mentioned nothing about the older generation, but it was really obvious to note the intention of raving about young people with the ulterior motive of sowing division between young people like me and those of the older generations – the latter are those whom the Communist Party of Vietnam has to, by any means, find ways to eliminate from community organizations.  I know very well how the Communist Party of Vietnam exploits the differences between religions, locations, etc.—of course they wouldn’t ignore the opportunity to use even our age differences to divide us, but I nevertheless replied, still believing that those were the thoughts of a young Vietnamese student studying in Europe.  Because it was my summer break, I was able to send a full reply, responding sincerely to each of their points.  I also took that opportunity to address the “young and old” paradigm that exists in the society I live in; I’ll mention that here as well.

In North America, not just in our Vietnamese communities, those who have retired, who are no longer busy with their careers or raising their children, are precisely those who contribute enormously financially, and in terms of manpower, into societal operations via dedicated volunteerism.  The culture here encourages and respects our more senior folks who continue to serve society.  Not only do they have our confidence in non-remunerated work, they also have our trust and respect in critical national leadership positions.  Just take a look at the U.S. Senate: while no one under the age of 30 can be a member, there is in fact no upper age limit to serve as Senator.  From the 100 Senators that Americans have elected, 62% are older than 60, of which 24 are older than 70 years, and 5 are older than 80 years old.

During my days in Geneva, I don’t know why, but whenever I admired Switzerland’s beautiful and scenic views that are like works of art when Bac TVT or Chu TXS drove me to see them, I thought of all the Co, Chu, and Bac that I work with.  Maybe the looks of tremendous sadness of the three older gentlemen in the meeting room with the younger generation in Washington DC followed me all the way to Geneva.  I asked myself: how many breathtaking and scenic places have many Co, Chu, and Bac never set foot to, how many fun things have they not done, how many hobbies have they put aside?  What is this magic that makes these people who, after decades of fulfilling their responsibilities with societies and their families, use this time of their lives when they could simply enjoy a life of leisure, travel the world, etc. to still continue to toil away, spending almost all of their time, money, and energy in building the community, advocating for the rights of those in a country they left decades ago, all the while having to endure the jealousy, malignity, slandering and other baseless accusations from numerous sources, yet remain undaunted in carrying on their passion for service to the community?  Is it not precisely this enduring strength, this gusto and vigor that youth are so proud of in themselves?

That is why I never actually really registered in my head the great age gap when I work with those who are 2, 3, or 4 times my age.  I find that I often cannot match their morale and strength.

As I write to this point in this piece, I received the shocking and devastating news of the sudden passing of Bac Nguyen Ngoc Bich, which made me feel like I was suffocating.  He was the precise model of an elder that I described above, continuing to work zealously with the strength of a young idealist until his very last moment. The time when I worked with him (in the Research Team that Chu T organized in which a number of other students also worked to prepare documents for prisoners of conscience and where a number of Chu and Bac translated other documents pertaining to human rights violations) only lasted for about a year, but I knew Bac Bich well from his numerous other works.  I have read many words of sympathy from others, and they are more eloquent and poignant than I can possibly write.  For me personally, I feel lost, also knowing that I will never have the opportunity to observe his shoes.

Before I sat down to write this, I had already thought of a conclusion for this piece, but now I don’t remember it anymore and don’t have the time to reconstruct it in my head again.  Kind of anticlimactic. But no matter, I’ll simply end this with an ellipses, so others who also find themselves overwhelmed with gratitude and pride for our older generations can carry on this writing with their own thoughts and experiences…


Viết một bình luận