Chiếc phao cuối cùng cho đồng bào tị nạn

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 27 tháng 8, 2015

http://machsongmedia.com

Đối với nhiều đồng bào, được công nhận tư cách tị nạn là lối thoát duy nhất.

BPSOS là tổ chức duy nhất bảo vệ pháp lý cho đồng bào tị nạn ở Thái Lan.

750 người được giúp đỡ, 370 người được công nhận tị nạn, 250 người đã đi định cư.

Năm 1996 khi các quốc gia trong vùng Đông Nam Á đóng cửa các trại tị nạn dành cho người Việt vượt biên, nói chung sau đó không còn người Việt đi tị nạn các quốc gia này na.

Tình hình đột nhiên thay đổi vào đầu năm 2007, khi điểm của đt đàn áp thô bạo kéo dài đến ngày nay ở Việt Nam. Ngày càng nhiều các nạn nhân của s đàn áp phải bỏ nước ra đi. Thoạt tiên, họ đến Kampuchia và xin Cao Uỷ Tị Nạn LHQ đó bảo vệ. Ít lâu sau, công an Kampuchia càn quét và bắt trả nhiều người tị nạn về Việt Nam. Người Việt đi lánh nạn phải chạy sang Thái Lan và một số ít người đến Malaysia.

Năm 2008 số người Việt xin tị nạn ở Thái Lan chỉ khoảng 100. Qua năm 2010 thì đã tăng lên khoảng 500. Và gi đây thì trên dưới 1000.

Chính phủ Thái không ký Công Ước LHQ về người tị nạn và không công nhận người tị nạn bao giờ cả. Các thuyền nhân năm xưa cũng vậy thôi, chỉ tương đối an toàn trong các trại thuộc quyền cai quản của LHQ, bước ra khỏi đó là trở thành bất hợp pháp. Nay không còn trại tị nạn, đồng bào lánh nạn cộng sản sống lẫn vào với người dân Thái ở các khu nghèo ven đô nên được mệnh danh là “người tị nạn đô thị” – urban refugees. Họ luôn thấp thỏm trong thân phận bất hợp pháp và có thể bị bắt, tống giam và trục xuất bất kể lúc nào. Họ hoàn toàn phải tự mình lo lấy thân mình, về mọi mặt: đời sống, sinh kế, an ninh, y tế, giáo dục…


Lớp học “chui” cho các trẻ em tị nạn, do BPSOS phối hợp thực hiện với một nhà thờ Công Giáo

Toán pháp lý của BPSOS — nhng năm đầu

Đầu năm 2008, khi con số người Việt chạy đến Thái Lan lánh nạn vượt lên trên 100, tôi hướng dẫn môt phái đoàn tiếp xúc đồng bào để tìm hiểu nhu cầu và lập hồ sơ tị nạn. Từ đó, mỗi năm chúng tôi cử 2 đến 3 phái đoàn luật sư đến Thái Lan để can thiệp về pháp lý cho số người Việt xin tị nạn ngày càng tăng. Mỗi lần như vậy, phái đoàn thường lại Bangkok một tuần rồi lại lên Chiang Mai một tuần. Phần ln người tị nạn Việt tập trung hai nơi này.

Tháng 4 năm 2008, BPSOS mở văn phòng chống buôn người (CAMSA) ở Malaysia, có luật sư làm việc. Văn phòng này bắt đầu giúp một số trường hợp đến Malaysia tị nạn. Một hồ sơ điển hình là anh Lê Trung Thành, thuộc nhóm bloggers tiên khởi gồm có Điếu Cày, AnhBaSG, Song Chi…. Sau vụ tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh, nhóm của họ bị đàn áp, bắt bớ. Trong chuyến đi Đài Loan cuối năm 2009 để can thiệp cho các trường hp buôn người, tôi gặp anh Thành, lúc ấy đang sống không giấy tờ hợp pháp. Do quen biết Sở Di Trú Đài Loan, tôi nhờ họ hợp thức hoá giấy tờ cho anh Thành đanh ta rời Đài Loan đến Malaysia. Ở Malaysia, luật sư của CAMSA giúp lập hồ sơ xin quy chế tị nạn, và thành công. Trong thời gian ở Malaysia, anh Thành tham gia vào nhóm tiên khởi của trang blog Dân Làm Báo. Bây gi người thanh niên này vẫn tiếp tục dùng ngòi bút để đấu tranh nhân quyền.

Cùng với anh Lê Trung Thành Đài Bắc, tháng 12, 2009

Văn Phòng Pháp Lý tại Thái Lan

Cuối năm 2009, khi số đồng bào đến Thái Lan lánh nạn tăng vọt, BPSOS quyết định m văn phòng thường trực tại Bangkok để vừa tăng hiệu năng vừa giảm tốn kém.

Sau nhiều tháng chuẩn bị, văn phòng pháp lý của BPSOS m ca hoạt động ngày 1 tháng 5, 2010. Chưa đầy 2 tuần, văn phòng đã “đón nhận” mấy chục người tị nạn t Giáo X Cồn Dầu.Tháng 7 năm ấy, tôi tiếp xúc với các đồng bào tị nạn tại văn phòng mới mở này; mọi người ngồi bệt dưới đất vì văn phòng chưa kịp trang bị đầy đủ bàn, ghế.


Cùng với nhóm giáo dân Cồn Dầu đầu tiên đến Thái Lan, tại văn phòng vừa mới khai trương, ngày 4 tháng 7, 2010

S xuất hiện của văn phòng dấy lên niềm hy vọng và phấn khi cho đồng bào mà đến lúc ấy hoàn toàn bơ vơ. Người này mách người kia, họ tìm đến văn phòng ngày càng đông. Văn phòng chỉ có một người, không phải là luật sư, vi trách nhiệm thu thập thông tin để chuyển về Hoa Kỳ cho chúng tôi lập hồ sơ.

Giữa năm 2011, cô luật sư Nina t San Francisco tình nguyện đến Thái Lan để “trụ” văn phòng pháp lý. Rồi sau cô là luật sư An Phong, rồi luật sư Lan, rồi luật sư Gia. Số người Việt đến Thái Lan lánh nạn ngày càng tăng. Số hồ sơ xin tị nạn lúc nào cũng nhiều hơn khả năng quán xuyến của văn phòng.

Hiện nay văn phòng pháp lý của BPSOS có 3 luật sư, 1 thông dịch viên, 1 quản trị viên, 2 người lo văn phòng và liên lạc người tị nạn. Đó là chưa kể một luật sư hp đồng người Thái và 5 người tình nguyện. Thế mà vẫn đuối trước các nhu cầu chồng chất và bc thiết của đồng bào.

Giúp đỡ pháp lý cho người tị nạn: T 3 xuống còn 2

Khi BPSOS thành lập văn phòng pháp lý Thái Lan thì lúc ấy đã có 2 tổ chc pháp lý khác đang hoạt động: Asylum Access Thailand (AAT) và Jesuit Refugee Services (JRS). Tổ chc AAT cũng chỉ mi hoạt động cách đó không lâu và tương đối nhỏ — chỉ có 1 luật sư toàn thi và 2 luật sư luân chuyển ngắn hạn. Tôi biết người sáng lập ra AAT cho nên hai bên phối hp chặt chẽ và thân tình. Còn tổ chc JRS thì có đông luật sư hơn, khoảng 4 đến 5 người. Đây là tổ chức của Dòng Tên bên Công Giáo. Trong thập niên 1990, qua chương trình LAVAS của BPSOS, chúng tôi đã hp tác chặt chẽ vi các luật sư JRS Phi Luật Tân và Hồng Kông, nên cũng rất thân tình.

Cả Thái Lan chỉ có bấy nhiêu tổ chc bảo vệ pháp lý cho tất cả các “người tị nạn đô thị” mà nay đã lên đến gần 10 nghìn, trong đó 1 nghìn là người Việt. Do đó 3 tổ chc gắn bó với nhau, san sẻ nguồn lc và hp tác chặt chẽ; khi một tổ chức bị dồn đống hồ sơ, thì 2 tổ chc kia “cu bồ.”

Cách đây hơn một năm, văn phòng JRS đóng ca bộ phận pháp lý, làm cho hai tổ chc còn lại, AAT và BPSOS, bị hụt hẫng. Nguồn lc của JRS là mạnh nhất, nay không còn na trong khi số hồ sơ tị nạn tăng nhanh. Để bù lại phần nào sự mất mát, AAT và BPSOS chia nhau tuyển dụng các luật sư của JRS nào còn muốn lại Thái Lan, và phân nhiệm: BPSOS tập trung chủ yếu vào số 1 nghìn người Việt, còn AAT thì lo số hồ sơ tị nạn đến t các quốc gia khác; khi bên nào đuối sc thì bên kia phụ vào.

Tóm lại, hiện nay chỉ còn 2 tổ chc pháp lý cho người tị nạn Thái Lan, và BPSOS là tổ chc duy nhất lo cho người tị nạn Việt Nam.

Tư cách tị nạn là tất cả

Người xin tị nạn Thái Lan hiện nay nếu không được CUTN/LHQ công nhận tư cách tị nạn thì chịu chết, không thể đi định cư nước th ba được. Mà lại Thái Lan thì bị xem là bất hợp pháp và có thể bị bắt, giam và tống xuất bất kỳ lúc nào. Đối vi người xin tị nạn, được công nhận tư cách tị nạn là ưu tư hàng đầu, là cánh ca giải thoát ra thế gii t do.

Nhưng thật không dễ chút nào để được hưởng quy chế tị nạn. Ngay cả nhng trường hp bị đàn áp cc kỳ thô bạo và gần như chắc chắn sẽ phải đi tù nếu hồi hương cũng vẫn không được công nhận tư cách tị nạn. Tờng hợp của cô Vũ Phương Anh là điển hình. Năm 2008 cô ấy đã trốn ở lại Thái Lan trên đường bị đưa về nước chịu tội. Chính quyền Việt Nam đã họp báo lên án người con gái can đảm này. Chúng tôi có các tài liệu cho thấy họ quyết định sẽ trng trị ngay khi cô về đến Việt Nam. Chúng tôi kèm tất cả nhng chng c trong hồ sơ xin tị nạn, thế mà CUTN/LHQ vẫn bác tư cách tị nạn của cô. Chúng tôi một mặt làm kháng cáo, mặt khác vận động Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ can thiệp vi CUTN/LHQ. Phải mất hơn một năm hồ sơ kháng cáo mới được cứu xét và cô Phương Anh được công nhận tư cách tị nạn. Sau hơn 2 năm sống lẩn lút ở Thái Lan, cuối cùng cô đã đi định cư tị nạn Hoa Kỳ.


Vũ Phương Anh tại phi trường Bangkok trên đường đến Hoa Kỳ định cư tị nạn, ngày 6 tháng 7, 2010

Cô Phương Anh còn may mắn hơn rất nhiều đồng bào khác, nhng người mà đơn kháng cáo bị bác. Trong số ấy có nhng người đang bị chính quyền Việt Nam truy nã vì hoạt động tôn giáo hay chính trị. Khi đơn kháng cáo bị bác thì hồ sơ của họ bị đóng, có nghĩa là CUTN/LHQ hoàn toàn không màng đến họ na. Họ hoàn toàn bơ vơ trước một tương lai vô định.

Điều này cho thấy người xin tị nạn khó mà t mình chng minh tư cách tị nạn, dù hồ sơ có rõ ràng cách mấy. Họ cần sự trợ giúp pháp lý.

Không bỏ rơi đồng bào

Trước đây, hồ sơ đã bị CUTN/LHQ “đóng” là xem như không còn hy vọng. Tuy nhiên, trong thi gian gần đây có nhng biến chuyển khả quan. Chúng tôi đã “m” lại được một số hồ sơ đã đóng vi lý do là có thêm thông tin về tình trạng đàn áp trong nước. Đối vi CUTN/LHQ thì thông tin chung chung không có giá trị gì, mà phải là thông tin cá biệt vùng cư trú hay trong cộng đồng của người xin tị nạn.

Chúng tôi có được nhng thông tin này là do t đầu năm 2014, BPSOS đã phối hp vi một số tổ chc quốc tế để huấn luyện cho ngày càng đông nhng người ở trong nước báo cáo các vi phạm nhân quyền theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính nhng thông tin này đã giúp chúng tôi cơ s để yêu cầu CUTN/LHQ m lại một số hồ sơ. Và một số hồ sơ m lại đã được công nhận tư cách tị nạn, điều ít khi xẩy ra trước đây. Một trường hợp như vậy vừa đến Hoa Kỳ cách đây 2 hôm.

Sáng hôm qua, tôi nhận được cú điện thoại t Dallas, số điện thoại rất lạ. đầu kia là giọng nói tíu tít, mừng rỡ: “Em là D. đây. Em mi đến Hoa Kỳ tối qua, lúc 11:30. Cả đêm em không ngủ được. Em gọi để báo tin cho anh mng.”

Cứu trợ đồng bào tị nạn, ngày 21/11/2013

Cô ta, con của một thiếu sinh quân VNCH, phải bỏ gia đình và quê hương ra đi năm 2007, lúc mới 22 tuổi, vì bị tình nghi dính líu đến các cuộc biểu tình lớn Tây Nguyên năm 2001 và 2004. Trong 7 năm tri, cô D. đã trải qua 2 nhà giam Thái Lan, tổng cộng hơn 2 năm trời tù đầy. Đại gia đình Thiếu Sinh Quân ở trên thế giới gởi gắm cô ta cho BPSOS để can thiệp và giúp đỡ. Hồ sơ của cô đã bị đóng; chúng tôi cặm cụi vận động và can thiệp mất mấy năm mới mở lại được. Ngay trước khi ri Thái Lan, cô D. viết lại kinh nghiệm tìm t do đầy gian nan của mình:

Sau khi tôi ở IDC gần được 2 năm thì tôi được một cơ quan Thái, kết hợp của văn phòng BPSOS và các tình nguyện viện đã giúp đỡ bảo lãnh tôi ra ngoài khỏi tù IDC. Vì tôi đã bị bệnh từ khi bị bắt ở tỉnh miền Bắc và cho tới ngày ra tù IDC tôi vẫn còn bị bệnh, tôi nhận được sự hỗ trợ của văn phòng BPSOS để đi bệnh viện khám sức khỏe và giúp đỡ tôi, dạy cho tôi học tiếng Anh tại văn phòng. Sau một thời gian sống ở ngoài, vào giữa năm 2014 tôi đã được qui chế tị nạn của Cao Ủy và hôm nay lên đường định cư ở Hoa Kỳ.”

Cuộc chiến đấu bảo vệ cho một đồng bào có thể kéo dài 5 đến 7 năm, nhưng chúng tôi quyết tâm không bỏ rơi họ, nhất là nhng người đang gặp nguy khốn vì đã đng lên tranh đấu cho t do tôn giáo, cho nhân quyền, cho dân chủ không chỉ cho riêng họ mà cho mọi người Việt Nam.

Công việc và thành quả

Trước đến gi khi nhắc đến người Việt lánh nạn Thái Lan thì người ngoài này thường liên tưởng đến nhóm giáo dân Cồn Dầu, có lẽ vì họ được gii truyền thông đưa tin nhiều hơn so với những nhóm khác. Thc ra số giáo dân Cồn Dầu chỉ bằng 10% tổng số người Việt lánh nạn Thái Lan, và hiện nay chỉ còn là 1.5% vì phần ln đã đi định cư. Đang lánh nạn ở Thái Lan hiện có nhiều mục sư và tín đồ Tin Lành, giáo dân Công Giáo, tu sĩ Phật Giáo và Phật tử gốc Khmer ở Miền Tây, các đồng bào dân tộc Tây Nguyên, các đồng bào H’Mông ở Thượng Dư Bắc Phần, một số bloggers, một số thành viên của vài tổ chức và đảng chính trị hoạt động trong nước, và có cả một số cựu quân cán chính VNCH và 2 trường hợp lai Mỹ-Việt. Họ bị đàn áp nặng nề do dám đứng lên tranh đấu ngay giữa lòng chế độ.

T 2007 đến gi, Văn Phòng Pháp Lý BPSOS đã giúp lập hồ sơ xin quy chế tị nạn cho 262 gia đình với tổng cộng 643 người. Trong số đó 370 người đã được công nhận tư cách tị nạn và khoảng 250 người đã đi định cư. Thành phần được chia ra như sau:

Sắc tộc:
– 14% người Kinh (trong đó tính cả các giáo dân Cn D
u)
– 42% ng
ười
Hmong
– 5% ng
ười
Khmer Krom
– 29% ng
ười
Montagnard
– 1% Thái và Pakistani
– 9% ng
ười
Kampuchia

Tôn giáo:
– 11% Công giáo
– 69% Tin Lành
– 2% Mennonite
– 7% Pht Giáo
– 11% Không rõ


Cùng với anh Siu A Nem, một đồng bào dân tộc Tây Nguyên, ngày 10 tháng 5, 2011

Chúng tôi dồn tối đa tâm huyết và nguồn lực vào lĩnh vc bảo vệ pháp lý cho đồng bào vì đó là ưu tư hàng đầu của mọi người Việt xin tị nạn. Tuỳ theo năng lc, chúng tôi còn giúp về ý tế khẩn cấp, tr giúp đi sống, lớp tiếng Anh và tiếng Thái cho người lớn tự bươn chải, giáo dục cho trẻ em, và  phương tiện hoạt động cho một số nhà đấu tranh cho t do tôn giáo và nhân quyền. Nếu tính tất cả các hình thc giúp đ, Văn Phòng Pháp Lý BPSOS đã giúp khoảng 75% trong tổng số 1 nghìn đồng bào đang lánh nạn Thái Lan.

Dù công việc đa đoan, chúng tôi vẫn không quên nhng đồng bào bị giam trong trại giam của s di dân (IDC). Tuần nào chúng tôi cũng có người vào thăm không người này thì người khác, cố gắng “g” họ ra khỏi tình trạng bị giam cầm, và lập hồ sơ tị nạn cho họ nếu có thể.

Trong bài viết tâm tình, cô D. nói lên cảm giác mỗi khi được người đến thăm viếng trong IDC:

“Lúc tôi ở trong tù IDC tôi luôn luôn mong có ngưi vào thăm nuôi tôi đ tôi được ra khỏi phòng tù trong vòng 1 tiếng thôi tôi cũng cãm thấy thoải mái tinh thần rồi, bởi sự ồn ào và ngột ngạt của nhà tù đã làm con người buồn chán và dễ mất niềm hy vọng. Vài lần được nhận thăm nuôi của Tiến sĩ Thắng và các chú Bác từ Úc Châu qua, tôi đã khóc cả buổi hôm đó vì mừng có người thăm nuôi. Tôi sẽ không quên những ngày tháng đau buồn này lúc tôi ở trong tù. Khi tôi đã đến được bến bờ tự do tôi càng không quên nhng ngày tháng này.”

Ghi Chú: BPSOS là tổ chức duy nhất có chương trình pháp lý để bảo vệ đồng bào tị nạn ở Thái Lan và các quốc gia lân cận. Từ 2007 đến giờ văn phòng pháp lý của BPSOS đã tổng cộng giúp 751 đồng bào ở Thái Lan và Malaysia về pháp lý, đời sống, y tế, bảo vệ và can thiệp khi bị bắt, định cư… Trong số đó gần 250 đồng bào đã lên đường định cư ở các quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc. Toán pháp lý hiện có 3 luật sư, 1 thông dịch viên, 1 quản trị hành chánh và 2 người giúp việc văn phòng và liên lạc người tị nạn. Toàn bộ ngân sách cho hoạt động này, khoảng US $12,000/tháng, là do các nhà hảo tâm đóng góp chứ không hề có nguồn cấp khoản nào khác. Chúng tôi rất cần sự yểm trợ và đóng góp của những ai yêu thương đồng bào và quan tâm đến những người vì đấu tranh cho nhân quyền, tôn giáo, và dân chủ mà hiện nay phải lánh nạn sang Thái Lan. Mọi đóng góp xin đề cho và gởi về:

BPSOS/Tị Nạn
6066 Leesburg Pike, Suite 100
Falls Church, VA 22041 USA

Mọi đóng góp đều được khai trừ thuế với chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ.

Bài kỳ trước:

Bị đàn áp, người Việt tiếp tục đi tị nạn
http://www.machsongmedia.com/vietnam/danchu/1023-vi-b-an-ap-ngi-vit-tip-tc-i-t-nn

Các bài kỳ sau:

Tuổi thơ tị nạn — có tương lai nào cho các em?

Đóng góp của “người tị nạn đô thị” cho cuộc tranh đấu nhân quyền và dân chủ

Viết một bình luận