2 giai đoạn dân chủ hoá Việt Nam

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 26 tháng 7, 2015

http://machsongmedia.com

Kế hoạch “10 năm chuyển biến cộng đồng và thay đổi Việt Nam”, triển khai năm 2010, có mục đích xây dựng nền dân chủ bền vững cho nước nhà. Đó không là sáo ngữ hay khẩu hiệu mà yếu tố cần thiết để đưa dân tộc thoát đại nạn, rồi phát triển đất nước và cùng lúc đẩy lùi hoạ Bắc thuộc.

Để kiến tạo nền dân chủ bền vững, sách lược của chúng tôi là làm nghiêng hẳn cán cân thế và lực về phía người dân và giữ nó ở vị trí đó, không cho lật lại. Sách lược gồm 2 giai đoạn: (1) Chuyển thế để mở không gian tương đối an toàn cho người dân tập hợp; (2)̀ Tạo lực bằng cách hỗ trợ cho người dân tập hợp trong không gian tương đối an toàn ấy, theo nhiều hình thức, trong nhiều lĩnh vực và trên nhiều địa bàn.

Không thể khác hơn là dân chủ

Muốn mở sinh lộ cho dân tộc để thoát đại nạn, chúng ta phải có thái đ rốt ráo là xây dựng cho kỳ được nền dân chủ bền vững. Phải có dân chủ thì mới huy động được quyết tâm, tài trí, và nguồn lực của 90 triệu dân trong nước cùng với 4 triệu người Việt ngoài nước để kiến thiết một xã hội tử tế, đưa đất nước vào thế giới văn minh, và tạo thế quốc tế nhằm đẩy lùi vĩnh viễn mối đe doạ từ phương Bắc.

Nhưng làm sao để kiến tạo nền dân chủ từ một chế độ độc tài?

n chủ độc tài thực ra chỉ là hiện tượng — chúng thể hiện mối tương quan thế và lực giữa người dân và chính quyền: Chừng nào cán cân còn nặng về phía chính quyền thì chừng ấy vẫn còn độc tài. Nếu không thay đổi được tương quan thuộc bản chất ấy, sẽ chẳng bao giờ có dân chủ — độc tài hôm nay ra đi, thì độc tài mới sẽ đến và lúc ấy, nếu đã khánh kiệt nguồn lực, thì dân tộc sẽ hoàn toàn thúc thủ. Chúng ta không được phép đi sai dù chỉ một nước cờ để không vô tình đẩy đưa dân tộc vào thảm hoạ ấy.

Bởi vậy chúng tôi dứt khoát xây dựng nền dân chủ bền vững cho đất nước và không chấp nhận một giải pháp nào kém hơn. (Xem “Để Việt Nam có dân chủ: Phát triển thế và lực cuea dân tộc”)

Chủ trương

Kế hoạch 10 năm thể hiện một số chủ trương cốt lõi.

Thứ nhất, chúng tôi chủ trương là dân tộc phải tiến đến dân chủ trên chính đôi chân của mình. Nếu con đường có 10 chặng, chúng ta phải đi hết 9 thì may ra mới có người đỡ đần chúng ta ở chặng cuối. Đừng bao giờ mơ tưởng có ai sẽ cõng chúng ta trên lưng để rồi chúng ta chỉ cần một bước là đến đích. Và nếu có thì người ấy sẽ là chủ còn chúng ta chỉ là tôi tớ, như lịch sử đã bao lần minh chứng. Cũng đừng bao giờ mơ tưởng đốt giai đoạn mà vẫn đến đích dân chủ; sẽ không ai đi hộ cho chúng ta những chặng đường mà chúng ta muốn “ăn gian” bỏ qua. Chúng ta có thể nương gió để đi nhanh hơn nhưng vẫn phải đi suốt cả hành trình — không có cách nào khác. Không dứt khoát điểm này thì lần nữa dân tộc sẽ thất bại và sẽ vĩnh viễn mất cơ hội mở đường sống. (Xem “Khởi đầu là chúng ta”)

Chủ trương thứ hai của chúng tôi là hai bộ phận dân tộc trong và ngoài nước phải gắn kết liền một thể thì mới thay đổi được vận mạng chung cho dân tộc. Mỗi bộ phận phải làm đúng chức năng và khai dụng đúng sở trường của mình. Với lợi thế là công dân của các quốc gia tự do mà chính quyền Việt Nam đang cầu cạnh, người Việt ngoài nước phải là chủ lực trên những chặng đường đầu để gỡ thế khoá hiểm hóc đang trói chặt đồng bào trong nước. Khi người dân trong nước có thể cựa quậy, rồi vươn vai và tự vực mình đứng dậy thì chính họ sẽ là chủ lực dẫn dân tộc trên những chặng đường cuối đến dân chủ. Để có được sự phối hợp gắn kết trong-ngoài ấy thì phải có một kế hoạch chung với mục đích rõ ràng, các mục tiêu cụ thể và minh bạch cho từng giai đoạn, sách lược phù hợp cho từng mục tiêu, và cơ chế hữu hiệu cho sự phối hợp trong-ngoài. Đây là những chủ đề của các bài kế tiếp. (Xem Khai dụng sở trường và lợi thế“)

Thứ ba, chúng tôi chủ trương là mọi hoạt động phải đặt trên căn bản đạo đức và phải tuân thủ một số quy tắc làm khung sườn. Đạo đức gồm những giá trị nhân bản như tự do, nhân phẩm, hạnh phúc… tuyệt đối cần thiết cho một xã hội tử tế, lành mạnh và hướng thượng mà chúng tôi mơ ước sẽ kiến tạo cho quê hương. Mỗi vi phạm về đạo đức là một kẽ nứt, tuy nhỏ lúc đầu nhưng lan dần, sẽ làm vỡ phiến đá hoa cương. Chúng tôi không muốn đổ công sức, tâm huyết của chính mình và của biết bao người khác để rồi kết quả chỉ là gây thêm thảm hoạ cho dân tộc. Chúng tôi cũng chọn cho mình một số quy tắc làm chuẩn mực cho hành động và sự hợp tác, như là phải tuyệt đối bảo vệ con người, luôn hướng về giải pháp, đặt mình làm công cụ cho đồng bào trong nước, báo trước những thành quả dự phóng để bất kỳ ai cũng có thể phối kiểm… Chúng tôi đã trình bày một số quy tắc ấy trong sách “Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm” và những bài viết sau đó, và sẽ gom chúng lại trong phần “Quy Tắc Hoạt Động”. (Xem “Đạo đức và dân chủ“)

Kế hoạch

Kế hoạch của chúng tôi để thay đổi mối tương quan thế và lực giữa người dân và chính quyền gồm 2 giai đoạn: chuyển thế trước, tạo lực sau.

Chuyển thế trước

Không còn như xưa, khi mà chế độ độc tài ở Việt Nam bất chấp quốc tế, ngày nay họ đang cầu cạnh Phương Tây và đặc biệt Hoa Kỳ cho các lợi ích kinh tế, chính trị, quốc phòng. Để đổi lấy lợi ích, họ phải chấp nhận một số nhượng bộ. Sách lược của chúng tôi là cài vào trong số nhượng bộ ấy những điều kiện nhân quyền để g thế khoá hiểm hóc đang trói chặt đồng bào trong nước. Mỗi nhượng bộ lại m ra một không gian tương đối an toàn cho việc thực hiện các quyền tự do căn bản. S quan tâm và sẵn sàng can thiệp của quốc tế, do chúng ta huy động từ ngoài này, là bc tường che chắn bao quanh khoảng không gian tương đối an toàn ấy.

Chúng tôi gọi tắt sách lược này là “chuyển thế” vì mỗi nhượng bộ với quốc tế là một bước lùi về thế của chính quyền. Trọng tâm của chúng tôi là đạt thật nhiều nhượng bộ. Dù không thực tâm, chính quyền vẫn phải làm bộ thực thi — họ không còn có thể trắng trợn đàn áp bằng bạo lực mà phải quay sang các kế nguỵ trang, kiểm soát hay khống chế tinh vi hơn. Nghĩa là luật chơi đã đổi. Kế tiếp là đổi sân chơi, nơi mà các kế nguỵ trang, kiểm soat hay khống chế đều mất tác dụng. Các môi trường dân chủ trong khu vực ASEAN và quốc tế là nhng “sân chơi” như vậy. Đưa người dân trong nước vào các “sân chơi” dân chủ ngoài Việt Nam là một phần của sách lược chuyển thế. (Xem “Đổi Sân Chơi, Lật Thế Cờ“)

Khoảng không gian tương đối an toàn và số “sân chơi” được mở ra là thước đo tiến trình chuyển thế.

Tạo lực sau

Trọng tâm của giai đoạn “tạo lực” là ép chính quyền tôn trọng những gì đã cam kết. Chính quyền chỉ có thể hứa nhưng không làm nếu họ bưng bít được những vi phạm. Để phá vỡ sự bưng bít, người dân phải đủ sức chọc thủng bức màn che đậy sự bất cập giữa lời hứa và việc làm của chính quyền. Muốn vậy, người dân trong nước phải nắm rõ những gì chính quyền đã cam kết, thực hiện quyền của mình theo những cam kết ấy, và biết vận dụng người Việt ở hải ngoại làm điểm tựa để báo động và vận động quốc tế can thiệp mỗi khi có vi phạm. 

Những người dân lẻ loi không đủ sức thực hiện điều này; họ phải tập hợp lại. Tập hợp của người dân sẽ tăng lực nếu phát triển được 3 yếu tố: ý thc về dân và nhân quyền, tổ chc hoạt động hiệu quả, và đội ngũ nhân s giỏi về tổ chc và điều hành.

Sách lược của chúng tôi là phát triển những yếu tố ấy cho người dân trong từng lĩnh vực nhân quyền. Chẳng hạn, khi chính quyền Việt Nam cam kết t do tôn giáo, chúng tôi liền huấn luyện cho một số cộng đồng tôn giáo đang bị uy hiếp về cách phối hợp trong-ngoài và báo cáo vi phạm, để mỗi khi chính quyền vừa rục rịch thì quốc tế lên tiếng ngay và chặn lại. Khi một cộng đồng tôn giáo làm được điều này, chúng tôi thấy chính quyền lùi bước, nghĩa là lực của cộng đồng tôn giáo ấy đang tăng lên. (Xem “Phối hợp trong – ngoài“)

Chúng tôi đo lường tiến trình “tạo lc” dựa trên số cộng đồng tôn giáo và tổ chức xã hội dân đủ sức làm cho chính quyền phải tuân thủ những điều cam kết.

Khi khắp nước chỗ nào cũng có nhng cộng đồng và tổ chức như vậy thì cán cân thế và lực bắt đầu nghiêng hẳn về phía người dân; ánh sáng dân chủ bắt đầu ló dạng và sẽ ở lại vĩnh viễn trên quê hương. Đó là mục tiêu của giai đoạn 5 năm tới trong kế hoạch 10 năm của chúng tôi.

Kết luận

Chuyển thế trước, tạo lực sau là lý do chúng tôi đặt “chuyển biến cộng đồng” trước “thay đổi Việt Nam” trong tựa sách “Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm: 10 năm chuyển biến cộng đồng và thay đổi Việt Nam”. Theo kế hoạch đó, khối người Việt ở hải ngoại phải vừa là tiền đồn cho quốc tế vận để chuyển thế trong giai đoạn đầu, vừa là hậu cứ cho đồng bào trong nước tạo lực trong giai đoạn sau.

Hội Nghị Xã Hội Dân S Malaysia vào cuối tháng 4 va qua đánh dấu việc hoàn tất giai đoạn 5 năm đầu mà trọng tâm là chuyển thế. Qua đó chúng tôi mở một “sân chơi” thênh thang cho bất kỳ tổ chức xã hội dân sự trong nước nào muốn tham gia.

Trong giai đoạn mới, công cuộc chuyển thế vẫn tiếp tục nhưng không còn là trọng tâm hàng đầu. Trọng tâm hàng đầu của chúng tôi bây giờ là tạo lực. Chúng tôi sẽ trình bày bằng cách nào.

Cuộc tổng vận động Quốc Hội Hoa Kỳ và các sinh hoạt đánh dấu 40 năm “Hành Trình Đến T Do Của Chúng Ta” trong tháng 6 va qua, với quy mô chưa từng có trong lịch sử 40 năm người Việt tị nạn, là gạch nối giữa 2 giai đoạn “chuyển thế” và “tạo lực”. Qua đó, những người tham gia hoặc theo dõi đều có thể cảm nghiệm trực tiếp hay nhận ra những biểu hiện cụ thể của cả 2 giai đoạn này.

Các bài liên quan:

5 năm dân chủ hoá để 100 năm phát triển đất nước

3 Điều Kỳ Diệu

3 bước cho dân chủ

 

 

Viết một bình luận